
Các chủ tọa chủ trì thảo luận chuyên môn
Tham dự Hội thảo về suy thận mạn lần này, có các chuyên gia, bác sỹ chuyên ngành như PGS.TS.BS. Đinh Thị Kim Dung – Chủ tịch Hội Thận Học Hà Nội, BS.CKII Tạ Phương Dung – Trưởng Khối Thận niệu Bệnh viện 115, Ths.BS. Nguyễn Hữu Dũng – Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, TS.BS. Nguyễn Bách – Trưởng khoa Thận lọc máu Bệnh viện Thống Nhất... |
Theo ước tính Việt Nam có khoảng 7 triệu người lớn bị suy thận mạn, và con số này có thể cao hơn nếu tính đến những trường hợp xét nghiệm nước tiểu bình thường nhưng chức năng thận có suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc số bệnh nhân thiếu máu do suy thận mạn ngày càng tăng.
Việc điều trị thiếu máu hiện nay đối với đa số bệnh nhân suy thận mạn không dễ dàng bởi chi phí và thời gian điều trị đã khiến người bệnh thấy lo ngại.Một khi việc điều trị trở nên thuận lợi hơn, chất lượng và cuộc sống của người bệnh cũng sẽ được cải thiện hơn nhiều.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chuyên sâu đã cho phép tạo ra những phương pháp mới hiệu quả hơn trong điều trị thiếu máu do suy thận mãn trong đó có epoetin beta, có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, có tác dụng kích thích và tương tác với tế bào tiền thân tạo hồng cầu để tăng sản xuất tế bào hồng cầu cho bệnh nhân.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã được nghe các bài phát biểu từ kinh nghiệm thực tế triển khai các phương pháp điều trị thiếu máu do suy thận mạn và các kết quả đáng ghi nhận từ khoa thận – bệnh viện Thống Nhất và bệnh viện Bạch Mai.
Trong khuôn khổ Ngày hội Thận niệu Roche Việt Nam, ngày 5/7 đã diễn ra hội thảo về tiến bộ ghép tạng tại Việt Nam và các phương pháp điều trị, với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành như GS.TS.BS.Trần Ngọc Sinh (Chủ tịch Hội Niệu thận học TP. Hồ Chí Minh), PGS.TS.BS. Hoàng Mạnh An (Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103), PGS.TS.BS Hà Phan Hải Anh (Trưởng khoa Thận lọc, Bệnh viện Việt Đức, Phó Chủ Tịch Hội Tiết Niệu Thận Học Việt Nam), TS.BS Thái Minh Sâm (Trưởng Khoa Ngoại Tiết Niệu, BV Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh), TS.BS Lê Đình Hiếu (Khoa Ngoại Niệu-Ghép Thận, Bệnh viện Nhân Dân 115). Các chuyên gia đánh giá: Ghép tạng ở Việt Nam đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nước trong khu vực khoảng 20 năm, nhưng đến nay trình độ ghép tạng ở Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Vấn đề được đặt ra hiện nay là, sau quá trình ghép tạng,
sự đào thải tổ chức ghép là nguyên nhân lớn nhất khiến các ca ghép mô tạng thất
bại, để việc ghép đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân sẽ được tăng cường sử dụng
các thuốc ức chế miễn dịch để giúp giảm tỷ lệ thải cơ quan ghép. Những tiến bộ
trong nghiên cứu và phát triển các thuốc chống thải ghép
ngày nay đã góp phần thành công việc điều trị bằng phương pháp ghép tạng và kéo
dài thời gian sống của tạng ghép và tuổi thọ của bệnh nhân. |
Bình luận của bạn