Báo cáo đã chỉ ra việc thiếu hụt trầm trọng lực lượng hộ sinh tại 73 quốc gia, trong đó có Việt Nam - nơi đang cần dịch vụ y tế này nhất. Báo cáo gợi ý những chiến lược mới để giải quyết sự thiếu hụt này nhằm cứu sống hàng triệu mạng sống của phụ nữ và trẻ sơ sinh.
73 quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latin được đề cập trong báo cáo chiếm tới 96% tổng số ca tử vong mẹ, 91% phần trăm tổng số ca chết thai lưu và 93% tổng số ca tử vong sơ sinh trên toàn cầu. Tuy nhiên các quốc gia này lại chỉ chiếm 43% tổng số hộ sinh, y tá và bác sỹ trên toàn thế giới. Báo cáo kêu gọi các quốc gia nên sớm đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo cho các cán bộ hộ sinh nhằm thu hẹp khoảng trống đang tồn tại. Theo một nghiên cứu tại Bangladesh, đầu tư vào giáo dục và đào tạo cho hộ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế có thể đem lại lợi ích lên tới 1.600% phần trăm chi phí bỏ ra.
Cán bộ hộ sinh có vai trò quan trọng trong việc đạt được MDG số 4 (giảm thiểu số trẻ tử vong) và số 5 (cải thiện sức khỏe bà mẹ). Nếu được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và làm việc trong hệ thống y tế hoàn thiện, họ có thể cung cấp đến 90% công tác chăm sóc y tế cần thiết cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời giảm tới 2/3 tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh.
73 quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo đã có sự giảm biến tích cực số ca tử vong mẹ – hạ 3% mỗi năm từ năm 1990 – và số ca tử vong sơ sinh– giảm 1,9 % mỗi năm từ 1990. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quốc gia còn cần phải giải quyết vấn đề thiếu hụt nghiệm trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe thai sản.
Ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: "Đầu tư cho nhân lực y tế, đặc biệt cho cán bộ hộ sinh là một trong những sự đầu tư đúng đắn nhất mà một quốc gia có thể thực hiện. Khi các điều dưỡng và hộ sinh được đào tạo bài bản, được trao quyền và được hỗ trợ, họ sẽ góp phần đáng kể vào cứu sống tính mạng con người, các bà mẹ, trẻ sơ sinh, cũng như cải thiện được kinh tế và xã hội của cả quốc gia. Đây là một chiến lược chi phí hiệu quả về y tế".
Bình luận của bạn