Vitamin và khoáng chất: Loại nào "hợp", loại nào "xung"?

Loại vitamin và khoáng chất nào nên và không nên bổ sung cùng nhau?

Có nên dùng vitamin K với thuốc chống đông máu?

Người béo cần nhiều vitamin E hơn

Nên bổ sung vitamin D dạng xịt, viên nang hay dạng giọt?

Vitamin D: “Đồng minh" của phụ nữ mãn kinh

Health+ đã gửi câu hỏi của bạn cho ConsumerLab.com – một công ty kiểm định thực phẩm chức năng uy tín tại New York, Mỹ. Các chuyên gia tại ConsumerLab.com trả lời như sau:

Các loại vitamin và khoáng chất  đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng có lợi, đặc biệt là nếu bạn sử dụng không đúng cách. Một số loại vitamin và khoáng chất nếu sử dụng cùng nhau sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhưng ngược lại, việc kết hợp không đúng cách có thể khiến bạn gặp rắc rối to. 

Dưới đây là một vài nguyên tắc bạn cần ghi nhớ khi bổ sung vitamin và khoáng chất:

- Một số loại khoáng chất có thể làm giảm hấp thu của các khoáng chất khác nếu bổ sung với liều cao. Điển hình là calci, liều bổ sung thông thường là vài trăm mg, trong khi liều bổ sung các khoáng chất khác chỉ là một vài mg, thậm chí tính bằng mcg (microgram, 1.000 microgram = 1 milligram). Vì vậy, nếu đang dùng viên bổ sung calci và một loại khoáng chất khác hoặc đa sinh tố (multimineral), bạn nên uống cách nhau một vài tiếng. Liều bổ sung magne cũng tương đối lớn, vì thế, bạn cũng thận trọng khi sử dụng. Bổ sung kẽm liều cao trong thời gian dài (từ 50mg/ngày trở lên, trong 10 tuần hoặc lâu hơn) làm giảm khả năng hấp thu đồng của cơ thể, vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung thêm đồng.

- Một số loại vitamin có thể tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác của cơ thể. Chẳng hạn, vitamin C có thể tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm.

- Các vitamin tan trong chất béo (A, K, D, E) có thể được hấp thu tốt hơn nếu được dùng trong bữa ăn có chất béo. Tuy nhiên, để tối đa hóa khả năng hấp thu của từng loại vitamin này, bạn không nên bổ sung tất cả cùng một lúc mà nên chia thành nhiều lần trong ngày.

- Nghiên cứu chỉ ra rằng nên uống vitamin D trong bữa ăn tối (chứ không phải trong bữa sáng như nhiều người nghĩ), điều này giúp làm tăng nồng độ vitamin D trong máu lên khoảng 50%. 

- Bạn có thể làm giảm tác dụng phụ về tiêu hóa của một số loại vitamin/khoáng chất nếu dùng chúng trong bữa ăn. Chẳng hạn, bổ sung magne trong bữa ăn có thể làm giảm tiêu chảy, bổ sung sắt trong bữa ăn giúp giảm nguy cơ đau dạ dày.

- Các vitamin và khoáng chất có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc điều trị. 

Bạn nên tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sỹ nếu phải sử dụng nhiều hơn một loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ do tương tác.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

**ConsumerLab.com là một công ty có trụ sở tại White Plains (New York, Mỹ), được thành lập vào năm 1999 bởi Tod Cooperman. ConsumerLab.com hoạt động nhằm mục đích “Xác định các sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng có chất lượng tốt nhất thông qua kiểm nghiệm độc lập”.

Trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, ConsumerLab.com tiến hành thử nghiệm các sản phẩm có mặt trên thị trường và lấy doanh thu từ việc công bố kết quả trên ấn phẩm trực tuyến. Có tem của ConsumerLab.com trên nhãn là một trong những tiêu chí để nhận diện sản phẩm TPCN an toàn, hiệu quả.

Tuệ Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Thực phẩm chức năng