Xăng, điện, viện phí... đều rình tăng
Điểm tin 25/2: Xăng dầu sẽ không tăng giá
Nơi 1000 đồng mua được gần 100 lít xăng
Giá xăng giảm tiếp 310 đồng/lít
Thanh Hóa: Giữ giá xăng khi cả nước giảm
Ngày 24/2, liên bộ Công thương - Tài chính có văn bản gửi các thương nhân đầu mối quyết định trích 2.448 đồng/lít từ quỹ bình ổn để bù đắp chênh lệch giá cơ sở, bởi giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày tăng mạnh. Nếu không xả quỹ, có thể giá xăng đã tăng khoảng 2.500 đồng/lít ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc giữ giá xăng dầu dựa vào quỹ bình ổn là không đảm bảo nên giá xăng dầu ở Việt Nam dự báo sẽ sớm tăng.
Trước đó, Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đã đề xuất tăng giá 9,5% nhưng Bộ Công thương chưa đưa ra quyết định. Dù vậy, thời điểm đó Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khi phát biểu với báo chí đã cho rằng một số tổ chức quốc tế cảnh báo giá thành điện hiện nay của Việt Nam đang thấp hơn giá sản xuất, nếu không thay đổi thì không ai muốn đầu tư vào thị trường điện. Ông cũng khẳng định, tăng giá điện mang lại lợi ích cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Ngoài ra, giá gas sau đợt giảm giá liên tục cũng đã tăng trở lại. Rồi giá viện phí, sau hai năm điều chỉnh viện phí mới trong bệnh viện công lập, năm 2015 tiếp tục điều chỉnh tăng theo hướng tính thêm chi phí phụ cấp mổ, phụ cấp thủ thuật...
Tăng giá sẽ trì hoãn kinh tế phục hồi
TS. Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế, cho rằng với những phát biểu của cơ quan chủ quản như trên thì chắc chắn giá điện sẽ tăng theo dự kiến. “Vấn đề là mức tăng mà EVN đề xuất quá cao, gần 10%. Những mặt hàng độc quyền như điện cần phải có cơ quan định giá độc lập kiểm soát, chứ không thể để bộ chủ quản kiểm soát, như vậy là không khách quan. Còn cơ quan thẩm định là Bộ Tài chính cũng không đủ năng lực. EVN so sánh với giá các nước trong khu vực là khập khiễng, bởi cơ cấu điện của Việt Nam chủ yếu là thủy điện. So sánh này là giá để tham khảo chứ không phải quyết định”, ông Long nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, TS. Long nhận định: “Giá xăng dầu cũng sẽ tăng, do 70% xăng dầu Việt Nam phụ thuộc nước ngoài. Vừa qua, giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ 2.500 đồng/lít, nên doanh nghiệp bán lẻ lỗ chừng ấy tiền. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chưa muốn tăng giá xăng dầu vì lo ngại tạo ra cú sốc lớn cho người tiêu dùng”.
Chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh tính toán với mức giá xăng dầu giảm như hiện nay có thể đem lại tăng trưởng khoảng 2,5%. Tuy nhiên, nếu tăng giá thì nền kinh tế không hưởng lợi gì cả. Còn tăng giá điện cần phải tính toán cẩn thận. Tăng ở thời điểm này chắc chắn triệt tiêu mọi kết quả mà việc giảm giá xăng dầu mang lại cho nền kinh tế, triệt tiêu khả năng hồi phục của doanh nghiệp và kéo giảm chi tiêu của người dân do giá thành sản phẩm tăng theo giá điện. “Tôi dự đoán GDP sẽ giảm khoảng 1,1% nếu tăng giá điện 9,5%. Đó là chưa tính đến các ảnh hưởng “té nước theo giá điện”. Khi đấy, không ai có thể tính được GDP mất đi bao nhiêu phần trăm”, TS. Trinh phân tích.
Theo ông Trinh, nền kinh tế đang tốt lên nhờ giá xăng dầu giảm sâu và đã có một vài dấu hiệu của phục hồi. Nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu như sức mua thấp và doanh nghiệp khó khăn. Vì thế, tăng giá điện hay tăng giá xăng dầu đều rất nhạy cảm với nền kinh tế.
Theo TS. Long, lạm phát Việt Nam giảm 4 tháng liên tục những tháng cuối và đầu năm là trái với quy luật và bất thường. Nguyên nhân dễ dàng nhận ra là sản xuất trong nước chưa thật sự khởi sắc, thu nhập của người dân hạn hẹp, người tiêu dùng có xu hướng thắt lưng buộc bụng. “Điện là chi phí đầu vào quan trọng của tất cả các ngành. Vì thế, nếu tăng giá điện lên tới gần 10% chắc chắn ảnh hưởng lớn đến sản xuất, tiêu dùng, cạnh tranh của nền kinh tế. Việc tăng giá xăng dầu, giá điện trong năm nay có thể khiến quá trình phục hồi của nền kinh tế bị trì hoãn”, ông Long khuyến cáo và cho rằng: “Cần phải có cơ quan kiểm soát độc quyền và tổ chức độc lập vào cuộc thẩm định giá. Chỉ có cách cơ cấu lại bộ máy để tiết giảm chi phí, phân định rõ ràng các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối mới có thể đem lại thị trường cạnh tranh và nhờ đó, người tiêu dùng được hưởng lợi”.
Cần tính đến hội nhập
Theo TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tếTrung ương, nếu giá xăng dầu, giá điện tăng lên sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu sức ép vô cùng lớn. “Giá thành sản phẩm sẽ cao trong môi trường hội nhập là bất lợi. Tăng giá các mặt hàng thiết yếu là cần tính đến hội nhập, không phải một mình ta làm một kiểu. EVN xin tăng giá điện, nhưng lại không trình bày rõ là họ đã giảm hao hụt như thế nào, tăng năng suất ra sao, tinh giản bộ máy cồng kềnh có kết quả không... Không thể để nền kinh tế và người tiêu dùng phải gánh vác mãi những thiếu sót của EVN được. Việc điều hành giá phải theo nguyên tắc thị trường, có cạnh tranh và hội nhập trong thị trường chung ASEAN. Hàng loạt mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã có thuế suất bằng 0, vì thế nếu doanh nghiệp trong nước sản xuất ra sản phẩm có giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ mua hàng của nước khác”, TS. Doanh cảnh báo.
Theo TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tếTrung ương, nếu giá xăng dầu, giá điện tăng lên sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu sức ép vô cùng lớn. “Giá thành sản phẩm sẽ cao trong môi trường hội nhập là bất lợi. Tăng giá các mặt hàng thiết yếu là cần tính đến hội nhập, không phải một mình ta làm một kiểu. EVN xin tăng giá điện, nhưng lại không trình bày rõ là họ đã giảm hao hụt như thế nào, tăng năng suất ra sao, tinh giản bộ máy cồng kềnh có kết quả không... Không thể để nền kinh tế và người tiêu dùng phải gánh vác mãi những thiếu sót của EVN được. Việc điều hành giá phải theo nguyên tắc thị trường, có cạnh tranh và hội nhập trong thị trường chung ASEAN. Hàng loạt mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã có thuế suất bằng 0, vì thế nếu doanh nghiệp trong nước sản xuất ra sản phẩm có giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ mua hàng của nước khác”, TS. Doanh cảnh báo.
Bình luận của bạn