Cán mang bộ y tế trường chỉ mang tính hình thức.
Một thực tế đáng buồn hiện nay là đa số cán bộ làm công tác y tế trường học (YTTH) hiện nay đều là kiêm nhiệm- có thể là giáo viên, nhân viên văn phòng hoặc tài vụ, kế toán kiêm nhân viên y tế. Tính trung bình, các cấp học chỉ cho khoảng 15% số người làm chuyên trách; nhiều địa phương có tỉ lệ cán bộ YTTH chuyên trách rất thấp như Hà Nam 1,2%, Thanh Hóa 1,9%, Sóc Trăng 1,6%... Đáng chú ý là cấp học càng thấp thì số cán bộ chuyên trách YTTH càng giảm, trong đó tỷ lệ của mầm non chỉ đạt 5,9%. Tỷ lệ trường có phòng y tế trung bình chỉ đạt 39%, trong đó mầm non là cấp học có tỷ lệ phòng YTTH thấp nhất với 26%, trong khi cấp THPT đạt 63%. Sự cần thiết của YTTH đang ngày càng rõ, vậy mà ngay ở cấp học mầm non- lứa tuổi cần được chăn chút từng li, công tác YTTH phục vụ trẻ lại ở mức nhỏ giọt nhất
Đối với các bé mầm non, chăm sóc sức khoẻ tốt cho các bé là điều mong muốn nhất của các bậc phụ huynh khi các bé lần đầu tiên đến trường vì ở lứa tuổi này các bé còn trong giai đoạn rất khó thích nghi với môi trường đông và mới lạ lại rất dễ ốm.Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo hiện cả nước có hơn 12.300 trường mầm non, trong đó 50% là trường công lập, số còn lại là dân lập, tư thục, bán công. Trong số hơn 6000 trường mầm non ngoài công lập chỉ có 3800 cơ sở là được cấp phép, còn lại khoảng 400 cơ sở là hoạt động chui. Vậy có gì đảm bảo rằng các trường mầm non chui này đều có phòng y tế?
Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo: mỗi trường mầm non phải có nhân viên y tế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có trình độ từ trung cấp y trở lên. Nhân viên làm kiêm nhiệm công tác y tế trong các trường mầm non nhất thiết phải qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học. Ngoài việc quản lí, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em trong trường, tổ chức khám bệnh định kì cho trẻ, nhân viên y tế phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh,…
Bộ cũng yêu cầu mỗi trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ phải có một phòng làm việc của nhận viên y tế (phòng y tế) trong khu vực hành chính đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, diện tích từ 12m2 trở lên, thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và vận chuyển trẻ em bị tai nạn hay ốm đau đột xuất đến cơ sở y tế. Nhưng xem ra việc thực hiện yêu cầu này tại các trường chỉ mang tình hình thức mà thôi.
Nhiều phòng y tế trong các trường học chỉ mang tính hình thức |
Hoạt động y tế học đường vẫn luôn được đánh giá là rất cần thiết và quan trọng nhất là khi nhiều trường thực hiện hình thức bán trú. Hầu hết thời gian ban ngày của các em là ở trường vì thế việc có một cán bộ y tế chuyên môn là vô cùng cần thiết. Ngoài nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh, họ còn chịu trách nhiệm về việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong bếp ăn. Nhưng hiện nay vấn đề đảm bảo hoạt động của các phòng y tế trong trường học đang bị bỏ quên.
Dù không có báo cáo, thống kê nhưng trên thực tế đã có nhiều tình huống vì không hiểu chuyên môn nghiệp vụ nên nhiều thầy cô giáo đã gián tiếp gây ra hậu quả đau lòng thương tâm cho học sinh và gia đình trong khi nếu được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách có thể tránh được những tình huống đáng tiếc xảy ra. |
Nhiều trường vì không dủ kinh phí nên không hợp đồng được với cán bộ y tế mà thay vào đó giáo viên trong trường kiêm nhiệm luôn. Trường hợp này chiếm đa số. Từ đó, nhiều phụ huynh trong đặt ra câu hỏi: Lỡ như xảy ra sự cố cấp cứu tại trường ai sẽ đảm đương nổi chuyện này?
"Tôi có một cậu con trai hiện đang gửi tại trường mầm non Phúc Đồng, nhiều khi cũng thấy lo lắm vì cháu nhà tôi rất hiếu động, hay chạy nhảy, leo trèo. Trường mầm non nơi con tôi học cũng có phòng y tế và là một trường chuẩn quốc gia nhưng tôi vẫn thấy lo lắng vì nhân viên y tế của trường không phải là bác sĩ chuyên trách", chị Phạm Thị Nguyệt, phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội tâm sự.
Nhân viên y tế trong các trường học chủ yếu là
cán bộ giáo viên kiêm nghiệm |
Bỏ ngỏ đến bao giờ
Ông Nguyễn Hữu Uyển, Trưởng phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế Thanh Hóa), "Trong tổng số 650 trường THCS thì chỉ 120 trường có NVYT hợp đồng; 109 trường THPT có 75 trường có NVYT nhưng hầu hết đều vừa thiếu, vừa yếu cả về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, không bảo đảm chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho học sinh…"
Bộ GD-ĐT quy định mỗi trường phải có một phòng làm việc của nhân viên y tế, thuận tiện cho sơ cấp cứu ban đầu và vận chuyển trẻ em bị tai nạn và ốm đau đột xuất đến cơ sở y tế. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục mầm non phải quản lí, lưu hồ sơ hoặc sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, tổ chức khám sức khỏe định kì ít nhất mỗi năm hai lần, sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc chuyển trẻ bị tai nạn và ốm đau đột xuất đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết... Tuy nhiên, đến nay tại Hà Nội và TPHCM mọi việc vẫn chưa chuyển động. Trong tổng số 650 trường mầm non tư thục và công lập chỉ có 50 trường có cán bộ y tế chuyên trách y tế. Mỗi trường chỉ có độc nhất một… tủ thuốc!
Mô hình trường dạy và học 2buổi/ngày, bán trú đã và đang được nhân rộng thì chăm sóc sức khoẻ cho các em cũng không đơn thuần chỉ là việc đối phó khi xảy ra tình huống bất ngờ. Y tế học đường còn có nhiệm vụ thường xuyên theo rõi, tuyên truyền cho các em hiêu để tự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.đây là yêu cầu cũng là mong muốn hết sức bình thường và chính đáng của các bậc phụ huynh. Vì vậy việc tìm ra giải pháp tối ưu giữa hai ngành y tế, giáo dục và các đơn vị liên quan để đảm bảo cho các em được chăm lo cẩn thận, phát triển tốt về thể chất cũng như tinh thần, trí tuệ là hết sức quan trọng và cấp bách.
Bình luận của bạn