Bé gái phục hồi kỳ diệu sau 93 ngày chăm sóc tại Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ - Ảnh: BVCC
Chủ tịch Quốc hội: Ngành y tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
Bộ Y tế: Tết Giáp Thìn, số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng hơn 30%
Bộ trưởng Bộ Y tế chúc Tết cán bộ ngành y tế cả nước: Nỗ lực mới, thành công mới!
Cảnh báo nguy cơ thiếu an toàn thực phẩm dịp Tết Giáp Thìn 2024
Bộ Y tế bãi bỏ 2 thủ tục hành chính lĩnh vực y tế dự phòng
Bộ Y tế công bố bãi bỏ 2 thủ tục hành chính lĩnh vực y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ quy định tại Thông tư số 26/2023/TT-BYT về hướng dẫn quản lý thuốc methadone.
Theo đó, kể từ ngày 15/3/2024, có hai thủ tục hành chính bị bãi bỏ là: Cấp phát thuốc Methadone cho người bệnh điều trị đặc biệt tại cơ sở khám, chữa bệnh; Cấp phát thuốc Methadone cho người bệnh đặc biệt điều trị tại nhà.
Trong đó, quy định tại Điều 7 của Thông tư số 26/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý thuốc methadone về nội dung cấp phát thuốc methadone cho người bệnh điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...
Tại Điều 8, quy định về cấp phát thuốc methadone cho người bệnh điều trị ngoại trú. Trường hợp người bệnh điều trị ngoại trú vì các bệnh lý khác không thể đến cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc để uống thuốc methadone hằng ngày...
Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kiêm nhiệm Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược
Ngày 20/2, Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội - ĐHQG Hà Nội) đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2; Công bố và trao quyết định công nhận Trường Đại học Y Dược đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và bổ nhiệm lãnh đạo quản lý năm 2024.
Tại buổi lễ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm 2 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược cho TS.BS Dương Đức Hùng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và TS. Nguyễn Thị Anh Thu, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á, ĐHQG Hà Nội.
Bày tỏ niềm vui khi nhận nhiệm vụ, TS.BS Dương Đức Hùng nhấn mạnh Nhà trường và bệnh viên sẽ kết hợp chặt chẽ, truyền đạt lại cho thế hệ sau những bài học, kinh nghiệm quý báu được tích lũy để đào tạo nên đội ngũ nhân lực y tế trình độ cao.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình có trụ sở mới hơn 200 tỷ đồng
Sáng 23/2, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức lễ gắn biển công trình chào mừng 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 – công trình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình.
Công trình CDC tỉnh Thái Bình có tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng, được xây dựng trên tổng diện tích 15.000 m2, tại địa chỉ số 113, đường Nguyễn Tông Quai, phường Trần Lãm, TP Thái Bình.
Đây là công trình dân dụng có quy mô lớn với khối nhà làm việc cao 15 tầng, 160 phòng chức năng, được bố trí cho 4 đơn vị sử dụng với nhiều công năng và kỹ thuật phức tạp. Hệ thống kỹ thuật của tòa nhà hiện đại và tiên tiến như: Phòng áp lực âm được đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật phòng an toàn sinh học cấp III (CDC Thái Bình là đơn vị đầu tiên được đầu tư trong hệ thống CDC của cả nước); Phòng sạch Khoa Vi sinh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phòng sạch ISO Class 5, đáp ứng yêu cầu xét nghiệm có độ chính xác cao; Hệ thống cấp nước RO trung tâm đạt tiêu chuẩn nước thí nghiệm theo quy định của Bộ Y tế....
Liên tiếp can thiệp mạch vành cứu bệnh nhân tim mạch nguy kịch
Thời gian qua, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã tiếp nhận cấp cứu nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim cấp. Đỉnh điểm từ ngày 20/2 - 22/2, Khoa Tim mạch đã thực hiện chụp và can thiệp mạch vành cho 9 bệnh nhân. Trong đó, khoảng 50% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp đã được chẩn đoán, can thiệp mạch vành xử trí kịp cấp cứu thời. Đa số các bệnh nhân đều có tiền sử tăng huyết áp, đau thắt ngực.
ThS.BS Đinh Danh Trình - Phó Trưởng Khoa Tim mạch cho biết, nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim) là tình trạng tắc nghẽn đột ngột một hoặc nhiều nhánh động mạch vành cung cấp máu nuôi cơ tim, làm cho cơ tim bị thiếu máu nuôi hoặc hoại tử. Nếu không được can thiệp kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp và bệnh lý mạch vành, những người bệnh có tiền sử bệnh lý về tim mạch cần được khám định kỳ đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để kịp thời phát hiện những yếu tố nguy cơ. Đặc biệt khi xuất hiện những triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, choáng váng, vã mồ hôi… cần đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa tim mạch ngay. Bên cạnh đó, người dân nên có chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn mỡ và nội tạng động vật, ăn đủ rau quả, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng hợp lý, tránh căng thẳng tâm lý, điều trị tốt các bệnh lý nếu có như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…
93 ngày hồi sinh bé gái sinh cực non, chỉ nặng 550gr
Ngày 23/2, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ thông tin vừa cứu sống thành công trẻ sinh non 24 tuần, nặng 550 gram. Theo bệnh viện, đây là trường hợp trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân nhất được cứu sống tại tỉnh Phú Thọ.
Bé gái là con chị N.T.H. (trú tại Đoan Hùng, Phú Thọ). Ngày 20/11/2023, ở tuần thai thứ 24, chị H. bất ngờ có dấu hiệu chuyển dạ và sinh thường một bé gái chỉ nặng 550gr.
Sau sinh, bé gái không khóc, tím toàn thân, phản xạ rất kém. Nhận định đây là một trường hợp sơ sinh cực non tháng, nhẹ cân, tình trạng suy hô hấp rất nặng, mỗi phút trôi qua đều làm tăng nguy cơ tử vong, các bác sĩ khẩn trương thực hiện phương pháp hồi sức tích cực nhất cho bệnh nhi.
Bác sĩ Nguyễn Đức Hậu - trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ - cho biết: "Đối với các bệnh nhi sinh cực non tháng và cân nặng thấp như vậy, cuộc chiến giành lại sự sống cho các bé là vô cùng khó khăn với tiên lượng rất dè dặt. Các bác sĩ phải cân nhắc từng loại thuốc đưa vào, không thừa hay thiếu từng mililit dịch nuôi dưỡng, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm để tránh tình trạng hạ thân nhiệt và mất nước, luôn sát sao về vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn".
Ngày 23/2, sau 93 ngày nỗ lực điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng của các y bác sĩ, cân nặng bệnh nhi đạt 2,5kg, tự bú tốt, sức khỏe ổn định và được xuất viện, trở về nhà với người thân.
Bình luận của bạn