10 tháng đầu năm: Hải Dương không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào xảy ra

Đoàn Công tác Bộ Y tế kiểm tra tại một số cơ sở kinh doanh thực phẩm tại Hải Dương ngày 16/11

7 loại thực phẩm giàu selen mà bạn nên ghi nhớ

Uống trà xanh trước khi dùng TPCN để ngăn nhiễm độc gan?

4 thực phẩm giúp gia tăng quá trình trao đổi chất, giảm cân an toàn

Không muốn tình dục suy giảm nên hạn chế những thực phẩm này

Theo đó, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến thăm, kiểm tra các khu vực sản xuất, giết mổ gia súc gia cầm; Khu vực cung cấp thực phẩm cho bếp ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Qua công tác kiểm tra, Đoàn công tác liên ngành đánh giá: trong 10 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh Hải Dương chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào. Công tác thanh tra, kiểm tra ATTP chuyên ngành và liên ngành luôn được chú trọng, được thực hiện hàng năm định kỳ hoặc đột xuất phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tính đến nay số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của toàn tỉnh Hải Dương là 4179/7730 cơ sở.
Theo báo cáo của Tỉnh Hải Dương: Toàn tỉnh Hải Dương có 243 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, 1520 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm; Khoảng 20 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, 50 cơ sở sản xuất nuớc uống đóng chai làm đá sạch; 60 bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp và 30 bếp ăn ngoài khu công nghiệp, khoảng hơn 400 bếp, 176 các loại chợ với 02 chợ đầu mối, 10 cơ sở sản xuất kinh doanh bao bì gói.
Đoàn Công tác Bộ Y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hải Dương ngày 16/11
Bên cạnh đó, ông Luơng Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cũng nêu lên một số khó khăn trong việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm tại Hải Dương như:
Công tác thanh tra, kiểm tra giữa các ngành vẫn có sự chồng chéo; Việc kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn còn gặp nhiều khó khăn; Một số cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thực phẩm; nhận thức về tác hại gây ra từ thực phẩm không an toàn của nhiều tổ chức, cá nhân còn hạn chế; Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý ATTP còn thấp... bên cạnh đó nguồn nhân lực về ATTP còn mỏng, thiếu lực lượng cán bộ chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm cấp xã, huyện; Chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên còn thiếu tính răn đe; Năng lực xét nghiệm mẫu thực phẩm còn hạn chế; Cơ sở hạ tầng trang thiết bị còn thiếu... 
Tại buổi làm việc các thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đã cùng thảo luận về các vấn đề về ATTP như mô hình thực phẩm chuỗi an toàn; hình thức xử phạt với các truờng hợp vi phạm ATTP, cũng như những khó khăn vuớng mắc trong việc xử phạt nguời vi phạm ATTP....
Qua kiểm tra thực tế tại Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh đề nghị tỉnh Hải Dương cần phổ biến quán triệt thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg đồng thời ngành nông nghiệp của tịn cần quan tâm hơn nữa đến việc kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp, quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương trong quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, cần lưu ý quan tâm tới việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.
Thứ truởng Nguyễn Thanh Long mong rằng thời gian tới tỉnh cần cố gắng phát huy đảm bảo cho công tác ATTP trên địa bàn tỉnh Hải Dương như những thời gian qua.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin