5 đổi mới công nghệ trong chăm sóc sức khỏe năm 2020

Công nghệ thực tế ảo thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe trong tương lai

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp chẩn đoán chính xác ung thư

Việt Nam ứng dụng triển khai công nghệ IBM Watson giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Quảng Ninh đón đầu tương lai với giải pháp y tế từ xa Telemedicine

Công nghệ sinh học: “Chìa khóa” cho lão hóa lành mạnh

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi nhanh chóng cuộc sống hàng ngày của mọi người trên khắp thế giới. Các công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo và internet của vạn vật (IoT) đang tác động rất lớn đến ngành chăm sóc sức khỏe. Những bước tiến công nghệ không chỉ giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn mà còn bảo về sức khỏe bằng những tiến bộ khoa học y tế.

Công nghệ đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết và ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe sẽ có những bước tiến đột phá trong vài năm tới. Thị trường y tế kỹ thuật số được ước tính sẽ đạt 206 tỷ USD vào năm 2020. Các công ty chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới xác định con đường phát triển của mình bằng những chuyển đổi kỹ thuật số. Dưới đây là 5 đổi mới ​​công nghệ sẽ tác động đến ngành chăm sóc sức khỏe vào năm 2020. Hãy sẵn sàng đón đầu những xu hướng công nghệ này.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Nhiều công ty chăm sóc sức khỏe đã bắt đầu áp dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện trải nghiệm khách hàng và hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của họ. Các ứng dụng AI đã cải thiện tốc độ và độ chính xác của quá trình chẩn đoán. Tại Mỹ, FDA đã phê duyệt thiết bị chẩn đoán dựa trên trí tuệ nhân tạo đầu tiên có thể xác định các bệnh về mắt bằng cách kiểm tra hình ảnh của võng mạc. Năm 2020 là dấu mốc cho việc áp dụng rộng rãi những tiện ích của AI và sự lớn mạnh của các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ này.

Giải pháp khám, chữa bệnh từ xa

Khám, điều trị bệnh từ xa (telemedicine) là một giải pháp hữu hiệu nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Ngoài ra, công nghệ này giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp cận với các chuyên gia, từ đó cải thiện chẩn đoán và điều trị. Các bệnh viện có thể giảm tỷ lệ nhập viện bằng cách cung cấp dịch vụ theo dõi bệnh nhân theo thời gian ngoài giờ hành chính. Thiết bị đeo thông minh cho phép theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa. Các bệnh viện có thể xem xét những tiện ích từ hệ thống giám sát từ xa trong kế hoạch theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân sau xuất viện trong năm nay.

Giải pháp chăm sóc sức khỏe từ xa tăng khả năng kết nối giữa bệnh nhân và bác sỹ

Ứng dụng Internet of Things (IoT) trong y tế

Internet of Things (IoT) là internet kết nối vạn vật. Theo đó, các đồ vật, thiết bị, con người được kết nối với nhau qua một hệ thống chung hay đơn giản chỉ là thông qua một một ứng dụng cho smartphone nhằm mang đến sự thuận tiện trong cuộc sống cho con người.

Internet of Medical Things (IoMT) ra đời từ sự kết hợp của: IoT, giải pháp khám, điều trị sức khỏe từ xa (telemedicine) và hệ thống chắc sóc sức khỏe từ xa (telehealth). Phương pháp mới này bao gồm việc sử dụng một số thiết bị đeo như màn hình ECG và EKG. IoMT cung cấp các phép đo y tế hạn như: Nhiệt độ da, mức glucose và chỉ số huyết áp. Đến năm 2020, dự kiến ​​sẽ có khoảng 20 đến 30 tỷ thiết bị IoMT được triển khai trong ngành chăm sóc sức khỏe.

Điện toán đám mây

Điện toán đám mây là môi trường tính toán dựa trên Internet mà ở đó tất cả phần mềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo nhu cầu.

Các tổ chức chăm sóc sức khỏe đang dần dần ứng dụng điện toán đám mây trong việc lưu trữ hồ sơ. Những giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây có thể cho phép cả nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lẫn bệnh nhân dễ dàng truy cập vào hồ sơ sức khỏe và giúp quá trình tư vấn thuận tiện hơn.

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR)

Thực tế ảo tăng cường (AR) là công nghệ bổ sung vào thế giới thực các lớp phủ kỹ thuật số về thông tin, hình ảnh 3D qua chế độ xem của điện thoại thông minh, máy tính bảng hay thông qua một chiếc kính hoặc ống nhìn thông minh.

Các giải pháp thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường là một lợi ích cho ngành chăm sóc sức khỏe. Tai nghe VR được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân có biểu hiện liên quan đến bệnh mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Hệ thống thực tế ảo tăng cường còn cho phép các bác sĩ so sánh dữ liệu thực và ảo, phục vụ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị.

Phạm Mơ H+ (Theo The Health Site)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin