Báo cáo Dự án Nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất nguyên liệu vi sinh (probiotics), enzyme và protein (vách tế bào vi sinh vật) trên qui mô công nghiệp
Infographic: Một số điều cần biết về lo lắng
Người bệnh đái tháo đường bị gout nên ăn gì, tránh ăn gì?
5 loại nước ép trái cây, sinh tố tốt cho bà bầu
Phô mai nào dành cho người cứ ăn sữa bò là nôn nao, đau bụng?
Đây là khẳng định của DS. Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế IMC tại Báo cáo Dự án Nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất nguyên liệu vi sinh (probiotics), enzyme và protein (vách tế bào vi sinh vật) trên qui mô công nghiệp - Dự án CNC.02.DAPT/13 thuộc Chương trình quốc gia Phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Theo DS. Nguyễn Xuân Hoàng, với những nỗ lực không ngừng trong hơn 5 năm thực hiện, Dự án đã nghiên cứu thành công và làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất 6 nguyên liệu vi sinh probiotics với quy mô >200kg/lô (4 thuộc chi Lactobacillus, 2 thuộc chi Bacillus). Các nguyên liệu đảm bảo mật độ ≥ 109 CFU/g, ổn định trong 12 tháng.
Dự án cũng đã nghiên cứu thành công và làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất 2 nguyên liệu protein quy mô >100kg/lô là Deltaimmune và Immunegamma cùng 1 enzyme quy mô >100 kg/lô là Nattokinase, hoạt tính ≥ 1000 FU/g.
Toàn bộ 9 nguyên liệu kể trên đều đạt yêu cầu về nguyên liệu sản xuất thực phẩm và được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp xác nhận công bố.
Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế IMC cũng đã nghiên cứu và ứng dụng thành công các nguyên liệu trên trong bào chế và sản xuất 8 thành phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ các nguyên liệu trên ở quy mô 300.000 đơn vị/lô. Các sản phẩm này đã được cấp phép lưu hành; có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận và tin dùng.
Ngoài ra, trên đà thành công của dự án, Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế IMC đã nghiên cứu và sản xuất thêm 1 loại nguyên liệu protein là Immunepath-IP và sản xuất thêm nhiều sản phẩm khác từ các nguyên liệu của dự án.
Bình luận của bạn