Ấn Độ vượt qua Brazil, trở thành quốc gia có số ca COVID-19 cao thứ hai thế giới
Ghi nhận thêm 2 ca COVID-19 nhập cảnh, gần 59.300 người được tiêm vaccine
Phân bổ vaccine COVID-19 đợt 2: Hà Nội và TP.HCM được chia nhiều nhất nước
Việt Nam chưa ghi nhận đông máu, huyết khối sau tiêm vaccine AstraZeneca
Vì sao "hộ chiếu vaccine" không được WHO ủng hộ?
Theo trang thống kê thời gian thực Worldometers, đến 13/4, thế giới đã ghi nhận hơn 137 triệu ca nhiễm COVID-19 và gần 3 triệu ca tử vong. "Chúng ta hiện trong thời điểm quan trọng của đại dịch. Quỹ đạo của đại dịch đang phát triển theo cấp số nhân", bà Maria Van Kerkhove - Trưởng nhóm Kỹ thuật về COVID-19 của WHO cho biết.
Theo bà Kerkhove, trong tuần vừa qua, số ca COVID-19 toàn cầu tăng 9% , đánh dấu tuần tăng thứ bảy liên tiếp, trong khi ca tử vong tăng 5%. Bà kêu gọi các chính phủ hỗ trợ công dân của họ thực hiện biện pháp an toàn trong đại dịch.
Bà Maria Van Kerkhove - Trưởng nhóm Kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới
Mỹ - vùng dịch lớn nhất thế giới có 31.981.587 ca nhiễm và 576.273 ca tử vong do COVID-19. Đến nay, hơn một phần ba dân số Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine phòng COVID-19.
Tuy nhiên, tại một số bang ở Mỹ, số ca nhiễm COVID-19 vẫn tăng cao mỗi ngày. Tại Michigan, hệ thống bệnh viện đang trong tình trạng quá tải, khi số ca mới trung bình mỗi ngày ở Michigan tăng 7 lần so với tháng 2.
Phát biểu trong cuộc họp báo của Nhà Trắng, Tiến sĩ Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng, chỉ tăng cường tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 không phải là giải pháp cho tình trạng hiện tại ở Michigan. Tiểu bang này cần có biện pháp giãn cách xã hội, “đóng cửa mọi thứ” để dập tắt các ổ lây nhiễm.
Tình trạng số ca nhiễm tăng cao tại Michigan bắt nguồn từ biến chủng B.117, được phát hiện lần đầu tại Anh và hiện là chủng virus phổ biến nhất ở Mỹ. Tiểu bang này cũng đã nới lỏng các biện pháp giãn cách, mở cửa cho du lịch, trong khi đó, không phải tất cả người dân đều tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 13.525.364 ca nhiễm và 170.209 ca tử vong. Đợt bùng phát dịch thứ 2 có tốc độ lây lan nhanh hơn so với đợt dịch đầu tiên hồi giữa năm ngoái, buộc nhiều bang áp dụng các biện pháp phong tỏa. Chính phủ Ấn Độ cho rằng, dịch bùng phát trở lại do tình trạng tập trung đông người và không đeo khẩu trang kể từ khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại từ tháng 2.
Mới đây, ngày 10/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Ấn Độ tuyên bố quốc gia này đã hoàn thành tiêm 100 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Kỷ lục này được thiết lập trong 85 ngày, nhanh hơn Anh (89 ngày) và Trung Quốc (102 ngày).
Đối diện với tình trạng thiếu vaccine, Hội đồng chuyên môn của Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã đồng ý về việc sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik V của Nga tại nước này. Như vậy, Sputnik V sẽ là vaccine COVID-19 thứ 3 được phép sử dụng tại Ấn Độ, sau vaccine của AstraZeneca/Oxford và vaccine nội địa Covaxin.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt thông điệp "5K+vaccine". Dù đã tiêm chủng, chúng ta vẫn cần thực hiện phòng bệnh theo "5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế". Bên cạnh đó, lợi ích lớn nhất của vaccine chính là giúp cá nhân được tiêm nếu nhiễm SARS-CoV-2 sẽ mắc bệnh nhẹ, hạn chế nguy cơ tiến triển bệnh nặng hoặc tử vong.
Bình luận của bạn