- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Chấp nhận nguy hiểm tính mạng để... giảm cân
Phát hiện đái tháo đường bằng cách nào?
Đái tháo đường type 2 vì thiếu vitamin
Đái tháo đường thường đi kèm gan nhiễm mỡ
Trả lời:
BS Nguyễn Thu Phương - Phó Khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết:
Chào bạn! Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết cao xảy ra khi có thai. Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể trở thành bệnh đái tháo đường về sau. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong khi mang thai, thường là khoảng tuần thứ 24, nhiều phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Khi bạn mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ lần đầu mang thai thì nó cũng sẽ trở lại trong lần mang thai sau. Những người phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 cao gấp 7 lần những người không mắc đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại đến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thai kỳ, nếu người mẹ bị đái tháo đường thì cũng gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Thai của những người mẹ đái tháo đường có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ dẫn đến nguy cơ sinh non. Vì thai to, sinh khó nên khả năng phải mổ lấy thai cao, nếu mẹ bị đái tháo đường thì vết mổ sẽ khó lành.
Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù...) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng nồng độ ceton máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng ceton máu - một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì những nguy cơ trên, bạn nên tiết chế trong ăn uống và kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nên theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn