"Hành trình vào địa ngục" cùng những người thợ lấy lưu huỳnh ở Indonesia

Hình ảnh chân thực về nghề khai thác lưu huỳnh ngay trên miệng núi lửa ở Indonesia được nhiếp ảnh gia Joel Santos ghi lại.

Cận cảnh những không gian sống chật hẹp "ngộp thở" nhất thế giới

Cận cảnh bệnh viện phục vụ chuẩn quốc tế, phí khám chỉ 20.000 đồng

Nghề nguy hiểm: Ở nơi nguy cơ lây nhiễm cao

Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 và 1.001 chuyện 'buồn' của nghề

Nằm ở phía đông Java, Indonesia là cao nguyên Ljen quanh năm được bao phủ bởi mây mù và nhiều đỉnh núi cao xung quanh, bên dưới là hồ acid lớn nhất thế giới nằm trong miệng núi lửa với màu xanh ngọc bích đẹp kỳ diệu. Vùng đất này nổi tiếng trù phú với các đồn điền cà phê. Thế nhưng, trung tâm của vùng đất lại là nơi “quái vật” lửa Kawah ljen hình thành từ khoảng 3.500 năm trước vẫn còn đang hoạt động.

Lưu huỳnh là một chất được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, phân bón, đường và diêm. Những người dân địa phương ở Java thường khai thác lưu huỳnh từ ngọn núi lửa ljen mà chỉ sử dụng những biện pháp bảo vệ hết sức thô sơ. 

Nhiếp ảnh gia người Bồ Đào Nha Joel Santos đã đến thăm mỏ khai thác lưu huỳnh này vào năm 2005 và đã quay trở lại vào các năm 2011, 2014 và 2015 để ghi lại những hình ảnh chân thực nhất về công việc của những người thợ dũng cảm dưới nơi gọi là "địa ngục" này.

Khoảng 200 thợ mỏ làm việc ở khu vực này, địa điểm khai thác lưu huỳnh là những triền núi chênh vênh, thậm chí là ngay trên những miệng núi lửa Kawah ljen ở độ cao khoảng 2.800m so với mực nước biển. 

Họ vận chuyển lưu huỳnh bằng hai chiếc sọt gánh trên vai. Mỗi chuyến, những người đàn ông này có thể gánh được từ 75-165 kg và phải vượt qua một quãng đường khoảng 4 km trên triền núi có độ dốc 60 độ, gập ghềnh với nhiều đá sắc nhọn.

Những người thợ mỏ ở đây vì cuộc sống mưu sinh đã phải làm việc trong môi trường độc hại này 12 giờ mỗi ngày, nhiều người đã bị mất hoàn toàn vị giác và khứu giác, phổi bị phá hủy nghiêm trọng, xương khớp đau nhức và có thể bị buồn nôn hoặc đau đầu trong vài ngày.

Thợ mỏ không có các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết để bảo vệ khỏi những làn khói độc hại thoát ra từ núi lửa. Họ không sử dụng đồ bảo hộ lao động chuyên nghiệp mà chỉ dùng khăn thấm ướt nước che trên miệng để tránh khói và mùi khó chịu.

Hầu hết những người thợ mỏ này một ngày phải leo 12km để lên được đỉnh ngọn núi lửa, sau khi khai thác lưu huỳnh một cách thủ công lại vận chuyển xuống núi bán cho một nhà máy tinh luyện đường gần đó.

Mặc dù công việc nguy hiểm và vất vả như vậy nhưng đổi lại họ chỉ nhận được đồng lương bèo bọt với khoản tiền khoảng gần 4 USD mỗi ngày (hơn 100.000 VNĐ). Số tiền này tuy không nhiều và sẽ giúp gia đình họ có cuộc sống khó khăn hơn là lao động trong những đồn điền cà phê.

Lưu huỳnh nóng chảy được dẫn ra từ lòng núi lửa thông qua các đường ống, tới các hố nhỏ trên bề mặt miệng núi. Khi nguội, chúng tạo thành những vỉa lưu huỳnh có màu vàng chanh vô cùng đẹp mắt.

Lưu huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh lam với nhiệt độ lên đến 600 độ C và tỏa ra khí SO2, có mùi hôi rất khó chịu.

Thợ ở đây thường không sống không thọ hay gặp tai nạn lao động do điều kiện làm việc vô cùng độc hại và nguy hiểm.

Ở dưới chân núi, lưu huỳnh được chất lên những chiếc xe tải để vận chuyển đến nơi xử lý. Tại đây, lưu huỳnh sẽ được nấu chảy thành dạng lỏng, lọc và tinh chế. Sản phẩm sau cùng mà chúng ta thấy được là lưu huỳnh dạng tấm đã qua xử lý và đóng gói.


Nguyên Hương H+ (Theo DM)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn