Chính thức tăng giá viện phí từ hôm nay

Từ 1/3, các bệnh viện đồng loạt tăng giá viện phí

Tăng viện phí, người bệnh sẽ chi trả như thế nào?

Từ 1/3, viện phí tăng tối thiểu 30%

Hoãn tăng viện phí vì ảnh hưởng lớn đến người dân

Viện phí tăng, chất lượng thì vẫn ... "mập mờ"?

Dịch vụ y tế đồng loạt tăng giá

Cụ thể, giá khám bệnh tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 tăng từ 20.000 lên 39.000 đồng; Bệnh viện hạng 2 tăng từ 15.000 lên 35.000 đồng; Bệnh viện hạng 3 từ 10.000 lên 31.000 đồng; Giá giường nằm điều trị hồi sức tích cực của bệnh viện hạng đặc biệt sẽ tăng từ 354.000 lên 677.000 đồng/ngày.

Nhiều dịch vụ cũng bắt đầu tăng như siêu âm từ 30.000 lên 49.000 đồng, chụp X-quang thường từ 36.000 đồng lên 47.000 đồng, chụp và can thiệp tim mạch từ 6,3 triệu đồng lên 6,7 triệu đồng; Chụp PET/CT từ 19,3 triệu đồng lên 20,1 triệu đồng... Viện phí cho các ca phẫu thuật, thủ thuật sẽ tăng thêm so với hiện hành từ 300.000 đồng - 1,5 triệu đồng/ca. 

Dịch vụ truyền hóa chất tĩnh mạch là 124.000 đồng. Với dịch vụ phẫu thuật giải phóng chèn ép tủy là phẫu thuật đặc biệt thuộc chuyên khoa ngoại chưa được quy định mức giá cụ thể. Giả sử dịch vụ này được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí với dịch vụ số 369 phẫu thuật giải ép thần kinh/khoan thăm dò sọ, khi đó dịch vụ này ngày 1/3/2016 sẽ được áp dụng mức giá của dịch vụ số 369 là hơn 3,6 triệu đồng.

Tương tự dịch vụ phẫu thuật lấy bỏ vùng động kinh bằng đường mở nắp sọ là phẫu thuật đặc biệt thuộc chuyên khoa ngoại được xếp nhóm dịch vụ các phẫu thuật thủ thuật còn lại khác chuyên khoa ngoại là 3 triệu đồng; Giá dịch vụ chụp CT Scanner 64 hình có thuốc cản quang là 2.167.000 đồng, người bệnh có thẻ BHYT ngoài phần đồng chi trả theo quy định phải nộp phần chênh lệch là 333.000 đồng...

Danh sách 1.887 dịch vụ y tế sẽ tăng giá tại đây.

Chưa ảnh hưởng nhiều đến người bệnh?

Viện phí tăng chưa ảnh hưởng đến người bệnh không có BHYT

Theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, các mức tăng nói trên sẽ áp dụng với đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), còn nhóm đối tượng chi trả viện phí trực tiếp sẽ được xem xét và quyết định sau. Như vậy, việc điều chỉnh giá viện phí lần này chưa ảnh hưởng tới người không có thẻ BHYT (khoảng 25% dân số).

Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định, nếu không tham gia BHYT, trong thời gian tới, nhóm đối tượng này sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do giá dịch vụ y tế sẽ tiếp tục tăng theo lộ trình tính đúng, tính đủ viện phí.

Trao đổi về vấn đề tăng viện phí, TS. Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, lần điều chỉnh giá này là cho nhóm có thẻ BHYT vì thế không gây xáo trộn gì nhiều. "Ngày xưa, BHYT chi trả cho 3 đồng thì nay cho 4 đồng, hoàn toàn liên quan đến cơ sở khám chữa bệnh và bảo hiểm”, TS. Dương Đức Hùng nhấn mạnh. Cũng TS. Hùng, với bệnh nhân đồng chi trả, phần đóng góp có tăng thêm nhưng không đáng kể. Người dân chính là đối tượng được hưởng lợi với việc điều chỉnh giá viện phí lần này. Lý do vì các bệnh viện buộc phải thay đổi, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì người dân mới đến, tạo sức ép rất lành mạnh cho các cơ sở khám chữa bệnh thay đổi. Bệnh viện có thêm nguồn tài chính sẽ quay lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị. Nếu người bệnh không tin tưởng, bỏ đi cơ sở khám chữa bệnh khác thì bệnh viện sẽ thiệt nhất.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn