Giải pháp cho 8 vấn đề hay gặp sau sinh

Giải pháp nào cho 8 vấn đề hay gặp sau sinh?

Bài tập ngừa loãng xương

Phạm Văn Mách hướng dẫn 3 bài tập để có "vòng eo con kiến"

7 bài tập dành cho các "tín đồ" của giày cao gót

8 bài tập yoga giúp eo thon, bụng phẳng ai cũng làm được

1. Rụng tóc

Lý do: Trong khi mang thai, các hoóc môn sinh sản do cơ thể sinh ra khiến vòng đời của tóc được kéo dài. Sau khi sinh, nồng độ các hoóc môn sinh sản bắt đầu giảm đi và nhiều phụ nữ nghĩ rằng mình bị rụng tóc, trong khi thực ra đó là do vòng đời của tóc đang trở lại bình thường.

Giải pháp: Cho đến chu kỳ tăng trưởng của tóc trở lại trạng thái như trước khi mang thai, hãy giữ cho mái tóc khỏe mạnh bằng dầu gội đầu hữu cơ dịu nhẹ hoặc dầu gội đầu trẻ em.

2. Rạn da

Lý do: Nếu bạn bị tăng cân nhiều trong khi mang thai, mang thai to, nước ối nhiều hoặc mang đa thai, bạn có thể bị những vết rạn khó coi trên da bụng hoặc đùi.

Giải pháp: Không có cách nào để xóa sạch những vết rạn này. Chúng sẽ tự mờ dần khoảng 1 năm sau đẻ.

3. Núm vú nứt và đau

Lý do: Nếu núm vú bị đau khi cho em bé bú, thì nhiều khả năng là do tư thế không đúng hoặc áo lót quá chật.

Giải pháp: Nếu thấy bị đau, hãy hỏi bác sĩ để biết về kỹ thuật cho bú đúng cách. Đồng thời, làm dịu đau bằng loại kem bôi dành cho núm vú. Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ trong khi chờ vết thương ở núm vú liền lại.

4. Bầu ngực cứng như đá

Lý do: Bạn có thể đã bị tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú - một nhiễm trùng hay gặp ở các bà mẹ đang nuôi con bú.

Giải pháp: Thông tia sữa bằng cách hút hoặc nắn bóp thường xuyên. Mát xa ngực nhẹ nhàng trước mỗi lần cho bú. Duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp khai thông ống dẫn sữa bị tắc và làm hết nhiễm trùng.

5. Không chắc mình có yêu em bé không

Lý do: Có thể bạn đang bị chứng trầm cảm sau sinh.

Các dấu hiệu hay gặp gồm cảm giác buồn chán, hay khóc và dễ kích động, cũng như thấy khó gắn bó với đứa con mới sinh, kém tập trung hoặc hay quên.

Giải pháp: Chia sẻ cảm xúc với những người thân. Nhờ họ giúp chăm em bé.

6. Són tiểu

Lý do: 9 tháng mang bầu có thể làm yếu vùng đáy chậu – vùng mô và cơ nâng đỡ bàng quang, ruột và tử cung.

Khi đáy chậu bị yếu, bạn sẽ khó co thắt cơ vòng để ngăn không cho nước tiểu chảy ra mỗi khi hắt hơi, ho hoặc gắng sức.

Giải pháp: Các bài tập Kegel – trong đó bạn co thắt cơ vòng bàng quang (giống như nín tiểu) trong vài giây rồi thả ra – rất có ích, nhưng cần thực hiện hằng ngày để có hiệu quả.

7. Giảm ham muốn

Lý do: Đau ở vùng chậu có thể khiến bạn sợ “chuyện ấy”. Các bác sĩ cho biết vết thường cần thời gian một đến hai tuần để liền.

Thiếu thời gian và sức lực sau cuộc vượt cạn cũng khiến bạn giảm ham muốn.

Bạn cũng có thể lo lắng về cơ thể của mình sau khi sinh vì tăng cân, rạn da và những vấn đề khác.

Giải pháp: Chất bôi trơn sẽ giúp giảm khô rát và khiến “chuyện ấy” trở nên hào hứng hơn. Điều quan trọng là cần dành thời gian cho nửa kia và chia sẻ cảm xúc của bạn.

8. Đau lưng

Lý do: Đau lưng sau đẻ có thể do tư thế không đúng khi ngồi, đứng bế bé, thay tã và cho em bé bú, cũng như khớp bị giãn.

Giải pháp: Xem lại tư thế và thực hiện những bài tập nhẹ nhàng cho lưng. Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ giữa mỗi lần gắng sức, tránh nâng vật nặng hoặc làm việc nặng.

Nếu có thể bạn nên đi khám bác sĩ vật lý trị liệu để được đánh giả vận động và tư thế của cơ thể, từ đó lên phương án điều trị.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin