Nhiều doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội lãi 32.000 tỷ đồng
Mới 23% lao động được đóng Bảo hiểm xã hội
Nợ bảo hiểm xã hội hơn 1.440 tỷ đồng
Bao phủ BHXH mới đạt khoảng hơn 20% người lao động
Đây là thông tin được ông Trần Đình Liệu - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đưa ra chiều ngày 26/10 tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí về công tác BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) thời gian qua.
Theo BHXH Việt Nam, đến hết tháng 9/2016, số người tham gia BHXH bắt buộc trong cả nước là 12,5 triệu người; Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 10,7 triệu người. Có 74,3 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 79,8% dân số. Tuy nhiên, tình hình nợ đọng, trốn đóng BHXH hiện đang xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Trong đó, số nợ BHXH bắt buộc là 8.987 tỷ đồng, có 3.351 tỷ đồng là số nợ BHXH kéo dài trên 6 tháng. Tình trạng nợ đọng không chỉ xảy ra ở các đơn vị khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bao gồm nợ của các đơn vị khu vực doanh nghiệp nhà nước, tập trung ở ngành giao thông, xây dựng và các tập đoàn đang thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp... Cụ thể, số nợ BHYT là 3.653 tỷ đồng, nợ BHTN là 481 tỷ đồng.
Tình trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi cố tình nợ đọng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (trừ tiền lương) nhưng chiếm dụng để sử dụng vào mục đích khác mà không nộp vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
Tại buổi họp báo, BHXH Việt Nam cho hay, thực tế, trong thời gian qua, ngành BHXH đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế, ngăn ngừa tình trạng này song vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Về nguyên nhân của tình trạng nợ BHXH có nhiều, như ý thức chấp hành pháp luật BHXH của một số chủ sử dụng lao động chưa nghiêm, nhất là khu vực ngoài Nhà nước thường trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng vào Quỹ BHXH của người lao động.
Đồng thời, nguyên nhân nợ BHXH tăng còn do việc chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa quan tâm đến quyền lợi BHXH đối với người lao động, người lao động không dám đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp của mình vì sợ mất việc làm; Hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp còn hạn chế, chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động.
Ngoài ra, công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quản lý nhà nước về BHXH, BHYT trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, BHYT đối với các doanh nghiệp còn hạn chế, không thường xuyên.
Để hạn chế tình trạng này, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp giám sát liên ngành giữa 5 cơ quan gồm Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, Thanh tra Chính phủ và BHXH Việt Nam liên quan đến thực hiện pháp luật về BHXH tại các địa phương.
Bình luận của bạn