Với lượng muối trung bình tiêu thụ một ngày gấp đôi khuyến cáo của WHO, người Việt đang tự hại mình.
Muối: Ăn bao nhiêu là quá nhiều?
Ăn nhiều muối, trẻ đối mặt với nguy cơ đột quỵ, tim mạch
Ăn nhiều muối khiến trẻ em dậy thì muộn
Ăn nhiều muối có thể gây béo phì và viêm nhiễm
Đây là những số liệu quốc gia về tiêu thụ muối quần thể lần đầu tiên được công bố tại Hội thảo công bố kết quả điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp tổ chức vào ngày 8/9 vừa qua.
Kết quả điều tra được tiến hành từ năm 2015 cho thấy, hơn 77% số nam giới và 11% nữ giới nước ta đang sử dụng rượu, bia và có xu hướng gia tăng. Trong đó có 44% số nam giới và 1,2 % nữ giới uống rượu, bia ở mức nguy hại. Đáng chú ý là gần một nửa trong số người đang sử dụng rượu bia đã điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống.
Báo cáo tại hội thảo cũng cho thấy hơn 57 % dân số trưởng thành ở nước ta ăn thiếu rau, trái cây so với mức khuyến cáo 400gram/ngày của Tổ chức Y tế thế giới. So với khuyến cáo về hoạt động thể lực của Tổ chức Y tế thế giới là cường độ trung bình ít nhất 150 phút/1 tuần thì gần 1/3 dân số Việt Nam không đạt được mức này.
Những chỉ số vừa nêu chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng ở nước ta, trong đó 15,6% dân số bị thừa cân béo phì, 19% dân số mắc bệnh tăng huyết áp, 4% dân số bị tăng đường huyết và hơn 30% số người trưởng thành lượng cholesterol tăng trong máu. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng “kép” về bệnh tật. Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đang giảm, tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng từ 40% năm 1986 lên 71,6% năm 2012, tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 73% các trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân trong đó đứng đầu là tử vong do tim mạch, sau đó là các bệnh ung thư, đái tháo đường và bệnh đường hô hấp mạn tính.
Ông Lokky Wai – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết việc ăn ít rau, lười vận động, uống rượu bia nhiều chính là nguyên nhân gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam
Ông Lokky Wai – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cho biết: Việc gia tăng các bệnh không lây nhiễm là hậu quả của những nguy cơ do hút thuốc lá, sử dụng rượu, ít hoạt động thể lực, không ăn đủ rau và trái cây … tất cả những yếu tố góp phần gây ra các bệnh ko lây nhiễm. Đây là cơ sở để so sánh với số liệu trong quá khứ và định hướng trong tương lai để xem yếu tố nguy cơ nào đang tăng nhiều và tại sao, từ đó chính phủ dựa vào đó để xem yếu tố nào cần ưu tiên quan tâm để can thiệp nhiều hơn nữa.”
Để đẩy mạnh can thiệp phòng chống các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, Bộ Y tế cho rằng cần tập trung vào các yếu tố nguy cơ như tăng cường chính sách pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia. Thực thi các biện pháp hiệu quả theo khuyến nghị của WHO như kiểm soát quảng cáo khuyến mại rượu bia; kiểm soát giờ bán và điểm bán rượu bia cũng như chính sách giá và thuế; và phòng chống tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia.
Bình luận của bạn