- Chuyên đề:
- Suy tim
Ông Nguyễn Thái Đào – một nhà giáo về hưu tại tại thôn 7, xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội
“Tôi từng ước có thể đi được từ trong nhà ra bờ ao”
Ông Đào bắt đầu câu chuyện như thế. Điều ước nghe có vẻ thật giản đơn nhưng đối với một người đang mang trong mình căn bệnh suy tim, đó là cả một ước vọng lớn lao, khó thực hiện.
Ngày xưa, nhà ông có một cái ao nhỏ phía trước sân, ngồi ngoài bờ ao rất mát, ông rất thích ra đó câu cá hoặc đọc sách, làm thơ. Thế nhưng, kể từ năm 2007, bệnh tật đã khiến ông không còn được hưởng thú vui đó nữa…
Năm đó, ông Đào tình cờ phát hiện mình bị suy tim trong một lần đi khám viêm phế quản. Khởi đầu cho chuỗi ngày vật lộn với bệnh tật của ông là những cơn ho khan không dứt và những đêm trằn trọc khó ngủ vì không thở được.
“Lúc đó tôi có nghĩ mình bị suy tim đâu, vì có ho khan khó thở nên đoán là viêm phế quản thông thường thôi. Sau một thời gian tự điều trị tại nhà không khỏi, tôi mới đi khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Nói ra các cháu đừng cười, chứ đến bệnh viện thì ‘lơ ngơ’ lắm, vì lần đầu đi khám mà, chứ trước đó tôi khỏe re, nghỉ hưu từ năm 1999 nhưng tôi vẫn tham gia công tác tại địa phương và chơi cầu lông với các cụ khác. Thế mà sức khỏe lại xuống dốc nhanh như vậy. Bác sỹ bảo ngoài viêm phế quản, tôi còn bị cả bệnh suy tim do tăng huyết áp, có biểu hiện rung nhĩ nữa”, ông Đào chia sẻ.
Sau lần đó, ông bắt đầu điều trị suy tim, tăng huyết áp và viêm phế quản. Uống thuốc của bệnh viện cho mà bệnh tình chỉ cải thiện chút ít. Đến đầu năm 2009 tình trạng suy tim của ông ngày một nặng, hầu như lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, kho khan, khó thở và cơ thể suy kiệt vì chán ăn.
Mặc dù là người thấu hiểu và chấp nhận quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” nhưng vì bệnh chồng lên bệnh mà điều trị mãi vẫn vậy, ông Đào không tránh khỏi những lúc nản lòng, những suy nghĩ tiêu cực. Nhiều khi, ngồi trong nhà nhìn ra bờ ao nhỏ, ông chỉ biết lắc đầu ngao ngán, “chỉ có vài bước chân thôi mà đối với tôi sao xa thế? Tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ đi ra được ngoài kia…”.
Đến khi đi khám lần thứ hai ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, bệnh viêm phế quản của ông Đào mới tạm dứt nhưng suy tim vẫn không hề thay đổi.
“Giờ tôi leo tầng 4, tầng 5 cũng vô tư”
Thật khó để có thể rằng một người bệnh suy tim lại có thể hồi phục một cách ngoạn mục như vậy. Thế nhưng, với ý chí và nghị lực của con người, điều kỳ diệu gì cũng có thể xảy ra.
Là một nhà giáo đã về hưu, ông Đào vẫn giữ thói quen đọc sách báo để cập nhật tri thức mới. Có lẽ, cả đời ông đi dạy chữ cho trẻ, đến khi về già, con chữ lại giúp đỡ ông tìm lại sức khỏe. Ông miệt mài tìm hiểu các biện pháp cải thiện tình trạng suy tim từ sách báo, ăn thế nào, tập thể dục ra sao cho tốt, ông đều cố gắng thực hiện thật tốt.
Ông tình cờ biết đến thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang, được giới thiệu là có thể cải thiện bệnh suy tim, trợ lực cho người bệnh tim. Sau khi hỏi bác sỹ thật kỹ về sản phẩm, ông mới mua về uống mỗi ngày 4 viên chia làm hai lần, kết hợp với thuốc và tập dưỡng sinh kinh lạc mỗi sáng (từ dễ đến khó). Ông tràn đầy hy vọng vì nghĩ rằng sức khỏe của mình có thể được cải thiện.
Nếu như trước đây, chỉ vừa đặt mình xuống giường là ông đã ho và khó thở, xoay người thế nào cũng vậy, lại phải nửa nằm nửa ngồi để ngủ qua đêm thì bây giờ, các triệu chứng đó đã hoàn toàn biến mất.
“Sức khỏe được cải thiện theo từng tuần từ khi sử dụng thêm Ích Tâm Khang. Huyết áp của tôi khi chưa dùng có lúc lên tới 190mmHg, vừa qua đi khám lại chỉ còn 127/70mmHg thôi. Đêm ngủ ngon giấc, ăn được, trí nhớ tốt, nhiều giáo viên đến chơi với tôi phải khẳng định là tôi vẫn còn rất minh mẫn. Nhịp tim cũng ổn định hơn, tôi có thể đi bộ, thậm chí là leo cầu thang bình thường, đi thăm người nhà ở bệnh viện trên tầng 4, tầng 5 cũng vô tư. Không bị đau thắt ngực như hồi trước nữa!”, ông mừng rỡ.
Hiện tại, ông Đào vẫn duy trì uống một viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, đi khám sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, kết hợp với tập dưỡng sinh kinh lạc mỗi ngày để duy trì tuổi già khỏe mạnh cũng như sống thọ hơn để nhìn con cháu trưởng thành.
Có lẽ, sự hoạt bát, nhanh nhẹn và trí nhớ minh mẫn của một người đã trải qua hơn 80 mùa xuân và bệnh suy tim là minh chứng hùng hồn nhất cho thấy bệnh suy tim không phải là dấu chấm hết, nó hoàn toàn có thể bị đánh bại nếu chọn đúng phương pháp điều trị và quan trọng nhất là nghị lực vượt qua bệnh tật.
Bình luận của bạn