Dịch COVID-19 bùng phát, Thủ tướng đề ra 8 nhiệm vụ cần thực hiện ngay

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương không được lo là, chủ quan. Nếu dịa phương nào để xảy ra dịch sẽ kỷ luật nghiêm khắc lãnh đạo địa phương đó - Ảnh: VGA

Vướng dịch COVID-19, các hãng hàng không hỗ trợ đổi, hủy vé như thế nào?

Nữ nhân viên y tế ở An Giang tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19

Cần tăng cường đảm bảo an toàn cho các bệnh viện phòng dịch COVID-19

Chỉ tính trong 10 ngày qua, cả nước đã ghi nhận gần 300 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… đều đã có dịch và phát hiện ổ dịch với tốc độ lây lan cực nhanh. Mặ dù vậy, vẫn còn nhiều địa phương tỏ ra lơ là, chủ quan và thiếu ý thức trong việc phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện không đúng quy trình, quy định, đặc biệt chưa chuẩn bị đầy đủ cho chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.

Trước tình hình này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tổ chức cuộc họp trực tuyến khẩn ngay trong chuyến đi tiếp xúc cử chi tại An Giang. Phát biểu trong cuộc họp, Thủ tướng cho biết tình hình dịch COVID-19 trong nước đang rất căng thẳng, “không thể lơ là, chậm trễ thêm". Theo người đứng đầu Chính phủ, dịch COVID-19 đã xuất hiện những tính chất mới hơn, có đặc thù diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn khiến các cấp, các ngành và địa phương vừa qua phải căng mình chống dịch.

Nhận định tình hình rất nóng, Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt 8 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện ngay để ngăn chặn dịch lây lan.

Thứ nhất, Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia tiếp tục chỉ ra địa chỉ, con người cụ thể, “lúc này không có nể nang”. Trước hết, các địa phương, đơn vị phải tiếp tục phòng, chống dịch với tư tưởng “thần tốc, thần tốc hơn nữa; tích cực, tích cực hơn nữa; quyết liệt, quyết liệt hơn nữa; hiệu quả, hiệu quả hơn nữa; thành công, thành công hơn nữa”.

Thứ hai, các địa phương đặc biệt không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Cùng với đó, phải phát hiện sớm, xét nghiệm diện rộng, truy vết thần tốc, cách ly thật nhanh, điều trị tích cực, bàn giao, quản lý sau điều trị chặt chẽ, giải quyết dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh các ổ dịch mới, nhanh chóng ổn định tình hình, tổ chức tốt công tác khắc phục hậu quả, phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ ba, các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh, nhất là nhập cảnh và cư trú trái phép, xử lý đối tượng cư trú trái phép, chống buôn lậu và nhập khẩu qua biên giới.

Thứ tư, chuẩn bị cho kịch bản cả nước có 30.000 người nhiễm và điều trị trên toàn quốc vì dịch bệnh đã hiện hữu, không còn là dự báo.

Thứ năm, Bộ Y tế, các địa phương, đơn vị đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có hiệu quả, xả thân vì công tác chống dịch. Song song với đó, phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm các trường hợp lơ là, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thứ sáu, Thủ tướng đề cập là Bộ Y tế tiếp tục nhập vaccine, thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước, truyên truyền, giải thích cụ thể về tiêm vaccine, không để cho các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng, xuyên tạc, chống phá.

Thứ bảy, thường trực cấp ủy, tổ chức đảng, đặc biệt bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND các cấp phải tích cực vào cuộc, tập trung cao nhất cho phòng, chống dịch và phát triển kinh tế, xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh: “Nơi nào để xảy ra dịch bệnh diện rộng, không thể tổ chức bầu cử, trì trệ kinh tế - xã hội do nguyên nhân chủ quan, dứt khoát phải xử lý người đứng đầu các cấp. Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác sẽ phải trả giá đắt bằng sức khoẻ người người dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, và người có trách nhiệm cũng phải trả giá”.

Thứ tám, Thủ tướng yêu cầu các địa phương có kịch bản đảm bảo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; kết thúc năm học 2020-2021 đúng luật, có hiệu quả; nhanh chóng ổn định tình hình, tập trung cho sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống của nhân dân.

Thủ tướng khẳng định nguy cơ dịch toàn quốc hiện hữu lắm rồi. “Chúng ta phải triển khai các biện pháp cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, tích cực hơn để ngăn chặn dịch bệnh”. Thủ tướng cũng yêu cầu Bí thư, Chủ tịch các cấp phải vào cuộc với tinh thần cao nhất, chống dịch như chống giặc, mỗi tỉnh, huyện, xã là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, thành viên của pháo đài mới có thể khống chế và đưa Việt Nam vượt qua đại dịch.

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin