Bệnh viện K ngừng tiếp nhận bệnh nhân sau khi phát hiện ra 10 ca COVID-19 trong sáng sớm nay - CAND
Thêm 1 ca COVID-19 mới tại Thanh Hóa và Hà Nội lại tiếp tục có ca mới
Nhiều địa phương tạm dừng hoạt động tham quan, du lịch phòng COVID-19
WHO cập nhật 5 vaccine COVID-19 được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp
Dịch COVID-19: Thêm 8 ca mắc mới, nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường
14 ca COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã bị phong tỏa do phát hiện hàng loạt ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và chính thức trở thành ổ dịch. Một bệnh viện khác ở Hà Nội là Bệnh viện K cũng vừa tự phong tỏa các cơ sở để xử lý dịch COVID-19 sau khi ghi nhận 10 ca dương tính. Tính đến chiều nay (7/5), có tổng cộng 10 bệnh viện tạm ngừng đón bệnh nhân.
Trước tình trạng này, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê đã đề nghị do đây là đợt dịch có diễn biến rất phức tạp nên cần tăng cường những phương án nhằm đảm bảo an toàn cho các bệnh viện trong đợt dịch này.
Liên quan đến việc Bệnh viện K xuất hiện các ca dương tính và hoàn toàn có thể bùng phát như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê nói rõ: “Chúng ta biết rằng trong đợt dịch này thì chủng virus được tìm thấy ở một số trường hợp mắc đều có tốc độ lây lan rất nhanh. Hiện nay đã xác định được 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có cả bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân.
Với tinh thần cảnh giác cao nhất, Bộ Y tế cho rằng chúng ta không được chủ quan và phải đặt ở mức độ dịch và số lượng bệnh nhân có chiều hướng gia tăng phức tạp tại Bệnh viện K để chủ động các biện pháp phòng ngừa”.
Ông Khuê cho biết: “Hiện nay các Bệnh viện và cơ sở y tế đều đã tổ chức kiểm soát và cách ly theo quyết định 3088/QĐ-BYT về tiêu chí Bệnh viện an toàn. Nhưng khi xuất hiện các ca bệnh thì với tính chất phức tạp của diễn biến của dịch bệnh, nên các tỉnh/thành phố một mặt cần tích cực nâng mức cảnh báo lên trên 1 mức và tiến hành các biện pháp chủ động ngăn ngừa để đẩy lùi sớm dịch bệnh. Các bệnh viện có xuất hiện ca bệnh COVID-19 sẽ dừng tiếp nhận bệnh nhân để sàng lọc và phát hiện sớm các ca nhiễm trong bệnh viện khi không may để lọt ca bệnh này.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê làm việc với lãnh đạo Bệnh viện K liên quan đến việc phát hiện dịch COVID-19 trong bệnh viện
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế nhấn mạnh: “Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều văn bản, Công điện đôn đốc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương với thông điệp “Tất cả các bệnh viện ở Việt Nam hãy nâng mức độ cảnh báo, cảnh giác lên mức cao nhất để phòng chống dịch COVID-19”.
Các bệnh viện phải có các thông báo từ cổng Bệnh viện, tổ chức cách ly, phân luồng bệnh nhân và đặc biệt coi các bệnh nhân đến đều là F0 để có các biện pháp phòng tránh phù hợp. Tất cả các bệnh nhân đến đều được sàng lọc và khai báo y tế. Song song với đó, tổ chức sàng lọc xét nghiệm cho tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở các khu vực có dịch trong cộng đồng. Với các bệnh viện ở khu vực chưa có dịch trong cộng đồng thì định kỳ 3 ngày/tuần phải xét nghiệm cho các bác sĩ tuyến đầu như ở phòng khám bệnh, khoa hồi sức tích cực, thận nhân tạo và các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong khu vực này.
Tất cả các bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai thực hiện nghiêm các hướng dẫn văn bản của Thủ tướng Chính phủ cũng như của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế về việc thực hiện giãn cách trong bệnh viện, thực hiện khuyến cáo 5K, hạn chế người nhà tới thăm bệnh nhân, tổ chức chăm sóc người bệnh toàn diện, kê giường bệnh giãn cách 2m. Đối với các bệnh nhân mãn tính, các bệnh viện kê đơn thuốc tùy theo tình trạng bệnh và tối đa được kê đơn thuốc 03 tháng và Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán, để họ không phải tới bệnh viện mà vẫn có thuốc.
Tất cả bệnh viện phải truyền thông để giảm người dân đến bệnh viện, nhất là giai đoạn dịch đang bùng phát, giảm việc thăm khám. Bên cạnh đó các bệnh viện phải tăng cường chất lượng xét nghiệm như chỉ đạo của Bộ Y tế. Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn lây nhiễm chéo, thực hiện nghiêm đeo khẩu trang và phương tiện phòng hộ cá nhân theo như các văn bản quy định của Bộ Y tế hướng dẫn.
Chúng tôi đề nghị các Sở Y tế hướng dẫn chặt chẽ các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân. Các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm việc quản lý nhân viên y tế tránh lây dịch bệnh từ các những nhà hàng, quán bar, quán karaoke…”
Bình luận của bạn