WHO cảnh báo nguy cơ lây lan của các biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm

Hiện có 4 biến thể virus SARS-CoV-2 là Alpha, Beta, Gamma và Delta đang hoành hành

WHO khuyến cáo về "sự nguy hiểm" khi tiêm kết hợp vaccine COVID-19

WHO đưa ra lời khuyên gì cho người tiêm vaccine COVID-19?

WHO cam kết hỗ trợ Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vaccine của khu vực

WHO: Biến chủng ở Ấn Độ đã lan tới 62 nước, "nóng" nhất ở Châu Á và Châu Phi

Lời cảnh báo mới của WHO là một tin buồn đối với nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với làn sóng COVID-19 do các biến thể mới, trong đó có biến thể Delta được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ.

Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp của WHO Didier Houssin thừa nhận “các xu hướng gần đây rất đáng lo ngại”. Theo ông Houssin, một năm rưỡi sau khi WHO lần đầu công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, "chúng ta vẫn đang chạy theo loại virus này và virus cũng đang đuổi theo chúng ta".

Hiện nay, 4 biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 đang nổi bật trong bức tranh đại dịch toàn cầu gồm: Alpha, Beta, Gamma và đặc biệt là biến thể có tốc độ lây lan nhanh Delta.

Tuy nhiên, Ủy ban khẩn cấp của WHO cảnh báo rằng, những điều tồi tệ hơn vẫn còn ở phía trước, đồng thời nhấn mạnh, các biến thể mới nguy hiểm hơn có thể sẽ xuất hiện và lây lan trên toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức hơn cho cuộc chiến chống đại dịch.

WHO tuyên bố các biến thể mới này là “đáng lo ngại” vì chúng được nhận định là có khả năng lây truyền nhanh hơn, gây tử vong cao hơn và thậm chí có thể vượt qua "hàng rào bảo vệ" của vaccine.

WHO cho rằng, đại dịch gây ra cả thách thức cho các nước có nguồn lực y tế phát triển và chưa phát triển. Cho đến nay, vaccine vẫn đang là giải pháp quan trọng nhất để thế giới ngăn ngừa sự lây lan và hình thành các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhiều quốc gia lại không có đủ nguồn cung vaccine. Theo thống kê của Đại học Oxford, trên toàn cầu, hiện mới chỉ có 25,8% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19.

Điều này khiến các nước ngày càng có những quyết sách khác biệt để giải quyết những nhu cầu của quốc gia và gây cản trở cách tiếp cận thống nhất trên toàn cầu trong ứng phó đại dịch.

Ủy ban khẩn cấp WHO cũng cho rằng, việc đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và giữ không gian trong nhà thông thoáng vẫn là những yếu tố quan trọng làm hạn chế sự lây lan dịch COVID-19. Đồng thời, nhấn mạnh cần phải tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia vào tháng 9/2021 cũng như tăng cường chia sẻ vaccine giữa nước giàu và nước nghèo.

Hiệp Nguyễn H+ (Theo ABCNews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn