3 biến thể mới của SARS-CoV-2 đang gây ra nhiều khó khăn tới việc kiểm soát dịch bệnh
Y tế tuần qua: Bắt đầu tuyển tình nguyện viên thử vaccine COVID-19 mới
Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 dịp cuối năm
Vaccine COVID-19 thứ hai của Việt Nam sẽ được tiêm thử nghiệm sau Tết
Sẽ xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ đại biểu dự Đại hội Đảng XIII
3 biến thể mới của SARS-CoV-2
Biến thể SARS-CoV-2 ở Anh
Biến thể đầu tiên của virus corona chủng mới đã được phát hiện ở miền Đông Nam nước Anh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp cả nước Anh trong những tuần gần đây. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được thông báo về sự xuất hiện của biến thể mới này vào ngày 14/12/2020.
Theo đó, biến thể ở Anh - VUI 202012/01 được phát hiện ở Anh vào tháng 11/2020, nhưng kết quả điều tra cho thấy biến thể đã phát tán từ tháng 9/2020. Không chỉ lan rộng ở nước Anh, tới nay, WHO thông báo biến thể này đã ảnh hưởng tới ít nhất 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Biến thể SARS-CoV-2 ở Nam Phi
Chủng thứ hai đã được phát hiện ở Nam Phi, được báo cáo lần đầu tiên vào ngày 18/12 cho WHO. Biến thể 501Y.V2 cũng có xu hướng lây lan nhanh chóng nhưng chậm hơn biến thể ở Anh. Hiện biến thể này đã có mặt tại 23 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các biến thể SARS-CoV-2 đang gây ra nhiều lo ngại trong việc kiểm soát dịch bệnh - Ảnh: SCANPIX/AFP
Biến thể SARS-CoV-2 ở Nhật Bản
Biến thể thứ ba được tìm thấy ở Nhật Bản và được thông báo cho WHO vào ngày 10/1/2021. Tuy nhiên, nguồn gốc biến thể này tới từ các du khách đến từ bang Amazonas (Brazil). Dữ liệu về biến thể này vẫn còn nhiều thiếu sót.
3 biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm thế nào?
Trong những tuần gần đây, sự xuất hiện của 3 chủng biến thể mới đã làm dấy lên lo ngại của nhiều quốc gia trên toàn thế giới, tới mức WHO phải họp khẩn cấp vào ngày 14/1 vừa qua để xem xét kỹ hơn các biến thể mới của SARS-CoV-2.
"Virus càng lan rộng thì càng có nhiều khả năng biến đổi. Trên hết, một số biến thể nhất định của virus dường như có khả năng lây truyền mạnh hơn", Tổng Giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố trong bản cập nhật về COVID- 19 ngày 11/1.
2 biến thể ở Anh và Nam Phi có khoảng 10 đột biến liên quan đến gene sản sinh glycoprotein của protein S trên bề mặt virus, giữ vai trò “chìa khóa” mở cửa cho virus xâm nhập tế bào thông qua thụ thể ACE-2. Các đột biến này có thể gây ra tính lây nhiễm cao nhất đối với người.
Đặc biệt, biến thể Nam Phi có một đột biến đáng lo ngại là đột biến E484K giúp biến thể có thể tránh né vaccine COVID-19 (đột biến từng được phát hiện trong các biến thể làm bệnh nhân COVID-19 tái nhiễm). Song cần lưu ý đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh các loại vaccine đang được tiêm chủng không hiệu quả đối với các biến thể mới.
Giáo sư Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho rằng, biến thể SARS-CoV-2 chỉ đột biến trên một số điểm nên không ảnh hưởng tới các loại vaccine hiện tại. “Bản chất của virus là thường xuyên xảy ra đột biến. Đơn cử vaccine cúm hàng năm đều có sự đột biến, thay đổi. Các nhà sản xuất sẽ dựa trên sự thay đổi đó để điều chỉnh”, ông cho biết.
Sự xuất hiện các biến thể mới có thể dẫn đến sự gia tăng số ca mắc và số ca nhập viện, đặt ra vấn đề đối với các nhân viên y tế và các bệnh viện "đã gần đến điểm bùng phát". WHO cho biết: “Mức độ nhiễm bệnh cao có nghĩa là chúng ta cần phải đón thêm nhiều biến thể hơn có thể xuất hiện trong tương lai”.
Điều may mắn là dường như các biến thể mới dường như không gây ra dạng bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng ca mắc có thể khiến các hệ thống y tế phải chịu thêm nhiều áp lực.
Trước mắt, để đối phó với SARS-CoV-2, các chuyên gia nhấn mạnh cần hạn chế biến thể virus mới lưu thông bằng cách tôn trọng giãn cách xã hội và tiêm chủng vaccine càng sớm càng tốt. Cuối cùng là cần thường xuyên giải trình tự bộ gene SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể mới xuất hiện.
Bình luận của bạn