Ăn quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây hư thận
Ù tai, đau lưng có phải bệnh thận hư?
Nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính do ô nhiễm không khí
Con số báo động về tình trạng suy thận ở Việt Nam
8 nguyên tắc vàng phòng bệnh thận
Thận có chức năng lọc tất cả máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần, tuy nhiên, chức năng này có xu hướng giảm theo thời gian. Khi bắt đầu bước sang tuổi 30, chức năng thận sẽ giảm 10% mỗi thập kỷ. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận trước khi quá muộn. Dưới đây là 13 thứ bạn tiêu thụ hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận.
1. Đường
Đường chứa đầy fructose, việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành acid uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.
Các loại thực phẩm là kẻ thù của thận |
Theo nghiên cứu, uống từ một lon nước ngọt có gas trở lên mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc chứng protein niệu (proteinuria - hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, tức là thận đã bị tổn thương.
3. Màu thực phẩm
Màu thực phẩm tuy khiến cho các món ăn trở nên "ngon mắt" và hấp dẫn hơn nhưng lại có thể gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.
4. Các thực phẩm giàu protein
Chế độ ăn uống giàu protein làm tăng gánh nặng cho thận vì cơ quan này phải tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn urea ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thận. Ngoài ra, nếu cơ thể đang bị chứng nhiễm ceton (thể ceton trong máu tăng quá mức cho phép) còn dẫn đến sự gia tăng bài tiết calci, là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.
5. Muối
Muối chứa nhiều natri - yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận.
Nếu bạn có thói quen uống thuốc giảm đau mỗi khi bị đau nhẹ, sốt hoặc cảm lạnh, tức là bạn đang làm hại cơ thể. Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại cho các mô thận, giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.
7. Đồ ăn vặt
Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ máu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.
8. Chất cồn
Tiêu thụ quá nhiều chất cồn, đặc biệt có nhiều trong rượu, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng acid uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận. Ngoài ra, sự cân bằng điện giải và các kích thích tố ảnh hưởng đến chức năng thận cũng bị xáo trộn do tiêu thụ quá nhiều chất cồn.
9. Mất nước
Những ngày hè nóng bức và ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng mất nước, làm tăng nồng độ calci trong cơ thể, dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy hãy duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể trong mùa này.
10. Thịt
Bạn sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần do chế độ ăn nhiều thịt (còn được gọi là chế độ ăn có độ acid cao). Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ các loại thịt và thay vào đó tăng cường các loại trái cây và rau quả để bảo vệ thận.
11. Nước xốt
Nước xốt là thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị món mì ống, pizza và phở. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây tăng huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận. Vì vậy, hãy thay thế nước sốt bằng nhiều loại rau củ và gia vị để có được nhiều lợi ích sức khỏe.
12. Viên uống bổ sung vitamin C
Uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới
Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới. Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận.
13. Sản phẩm làm sáng da
Hầu hết các sản phẩm làm sáng da đều chứa hydroquinone hoặc thủy ngân. Đây là hai hóa chất chính dẫn đến suy thận và nhiễm độc thủy ngân do lượng kim loại tích lũy dần trong các tế bào da.
Bình luận của bạn