Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng
Bị hôi miệng: Thử ngay 10 biện pháp sau!
Video: Vì sao hơi thở bốc mùi sau khi ăn tỏi?
5 loại mùi cơ thể cảnh báo bệnh tật
5 vấn đề sức khỏe có thể gây hôi miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng
Vi khuẩn trong miệng: Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân phổ biến nhất khiến hơi thở của bạn có mùi là sự tích tụ mảng bám, vi khuẩn trên răng, nướu và thậm chí cả lưỡi. Vệ sinh răng miệng sai cách hoặc khô miệng là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển trong miệng. Miệng khô có thể là môi trường tốt cho các vi khuẩn gây hôi miệng cư trú. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết chúng ta bị hôi miệng vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy.
Bệnh tật và tác dụng phụ của thuốc: Theo nha sỹ Harold Katz - Người sáng lập Phòng khám Breath (California, Mỹ): "Nếu hơi thở của bạn của mùi rất hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo phổi có vấn đề". Hơi thở có mùi cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng đường hô hấp, trào ngược mạn tính, amidan... Trong một số trường hợp, tác dụng phụ của thuốc cũng khiến hơi thở có mùi.
Viêm amidan có thể khiến bạn bị hôi miệng
Rượu, thuốc lá và chế độ ăn uống: Chứng hôi miệng có thể xảy ra do thói quen hút thuốc hoặc uống rượu. Nguyên nhân là do hút thuốc và uống rượu gây ra tình trạng mất nước và làm khô miệng. Ngoài ra, thuốc lá còn làm tăng lượng hợp chất tạo mùi trong cơ thể bạn.
Theo các chuyên, chế độ ăn kiêng low-carb, thói quen bỏ bữa, các loại thực phẩm như tỏi, hành tây, gia vị, bắp cải, cải brussels, súp lơ và củ cải cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
Cách giảm hôi miệng
Chú ý vệ sinh răng miệng: Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi và dùng chỉ nha khoa. Bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn. Điều này đặc biệt quan trọng với những người có nguy cơ hôi miệng (ví dụ người đeo niềng răng hoặc dùng răng giả). Nên đi khám răng thường xuyên (ít nhất 2 lần/năm) và thay bàn chải đánh răng sau khi bị bệnh.
Uống đủ nước: Nên uống đủ nước và tránh các thức uống như soda vì nó có thể làm mòn men răng. Ngoài ra, bạn cũng nên nhai kẹo cao su để tránh khô miệng. Theo giáo sư, tiến sỹ Cassiano Kuchenbecker Rosing - Đại học Rio Grande: “Nhai kẹo cao su sẽ kích thích miệng tiết nước bọt và giảm khô miệng, từ đó giảm bớt hôi miệng”.
Uống đủ nước giúp giảm khô miệng, từ đó giảm hôi miệng
Áp dụng các biện pháp tự nhiên: Theo Jennifer Jablow - một nha sỹ thẩm mỹ làm việc tại New York (Mỹ): “Nhai lá bạc hà tươi hoặc mùi tây có thể giảm hôi miệng”. Cô giải thích rằng mùi tây có chứa chất diệp lục ngăn cản việc tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi VCCs (hợp chất gây hôi miệng chủ yếu là các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi).
Nước súc miệng với thành phần là baking soda, tinh dầu và nước ấm cũng giúp giảm hôi miệng.
Bình luận của bạn