Có rất nhiều nguyên nhân khiến hơi thở trở nên nặng mùi
5 loại thảo dược giúp hơi thở thơm tho
Cách nhanh nhất để át mùi hôi miệng do ăn tỏi
Lá ổi khử sạch mùi hôi miệng hiệu quả
Nước súc miệng từ vỏ quả lựu? Hãy thử ngay!
Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Tình trạng viêm xảy ra khi amidan bị nhiễm, hoặc bị virus, vi khuẩn tấn công. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hơi thở có mùi hôi có thể là do viêm amidan cấp tính.
Bệnh nhân bị viêm amidan có thể cần phải cắt amidan nếu hơi thở quá nặng mùi và tình trạng vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.
Viêm xoang
Viêm xoang được biết là nguyên nhân gây ra hôi miệng cho khoảng 50 - 70% bệnh nhân. Khi xoang bị nhiễm trùng, chất nhầy sẽ được sản xuất ra nhiều hơn, điều này dẫn đến sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng và khiến hơi thở có mùi.
Hội chứng chảy nhỏ giọt sau mũi
Chảy nhỏ giọt sau mũi là tình trạng xảy ra khi chất nhầy tích tụ ở phía sau mũi và họng của bệnh nhân. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn bị cảm cúm, dị ứng hay cảm lạnh thông thường và nó khiến bạn bị hôi miệng.
Các bệnh liên quan đến tai mũi họng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng
Hội chứng chảy nhỏ giọt sau mũi có thể được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn trong miệng.
Viêm mũi teo
Viêm mũi teo hay còn gọi là trĩ mũi, hoặc bệnh Ozen là một tình trạng viêm mũi mạn tính, đặc trưng bởi sự hình thành niêm mạc dày và khô trong khoang mũi. Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng, viêm mũi teo có thể được gây ra bởi quá trình xạ trị, lạm dụng thuốc thông mũi, hoặc thậm chí sử dụng cocaine.
Viêm mũi teo cũng được biết đến là nguyên nhân gây hôi miệng và có thể được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Sứt môi
Sứt môi là một tình trạng bẩm sinh bất thường ở môi. Nếu không được phẫu thuật, sứt môi có thể gây hôi miệng vì nó tạo ra một khu vực mà vi khuẩn có thể phát triển và khiến hơi thở trở nên nặng mùi.
Bình luận của bạn