3 tình huống đối phó nếu MERS-CoV Việt Nam

Đã có 1.209 trường hợp mắc MERS-CoV, trong đó có 448 trường hợp tử vong tại 26 quốc gia

3 trường hợp cách ly tại Việt Nam đều âm tính với MERS-CoV

Đi du lịch cần làm gì để tránh dịch Mers-CoV

Hơn 50.000 lao động Việt Nam trước nguy cơ nhiễm MERS-CoV

Lập 4 đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch MERS-CoV

Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến về giám sát, điều trị và phòng chống dịch bệnh MERS-CoV diễn ra ngày 8/6, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh MERS-CoV đang diễn ra phức tạp trên thế giới với 1.200 ca mắc, 449 trường hợp tử vong tại 26 quốc gia, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nước ra rất cao. 

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu, công tác phòng chống dịch không được chủ quan lơ là và kế hoạch phòng chống dịch phải cụ thể, sâu sát, chi tiết. Đặc biệt, các địa phương cần nâng cao tinh thần cảnh giác phòng chống dịch đến mức tối đa, dịch có thể xâm nhập vào nước ta nếu lơ là dù chỉ một ngày. Mỗi địa phương cần trở thành đơn vị truyền thông cho chính mình và người dân về các tình huống có thể xảy ra.

Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị tập huấn ngày 8/6

Cũng tại hội nghị, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng khẳng định đến thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus này. Về khả năng dịch bệnh vào Việt Nam, ông Phu cho hay: Khả năng này có thể xảy ra, nhất là khi nước ta có một số lượng lớn khách du lịch từ Hàn Quốc cũng như những người du lịch, làm ăn, sinh sống từ đất nước này.

Hiện tại sân bay Nội Bài mỗi ngày ghi nhận 1000 khách từ Hàn Quốc, ở sân bay Tân Sơn Nhất, con số này là 1700.

Hội nghị tập huấn trực tuyến về giám sát, điều trị và phòng chống dịch bệnh MERS-CoV

Trước tình hình này, Bộ Y tế Việt Nam đề ra kế hoạch 3 tình huống để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và phòng, chống dịch MERS-CoV, cụ thể:

Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam. Phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam. Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng. Tăng cường giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, cộng đồng để phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh xâm nhập. Áp dụng cách ly với các trường hợp bệnh nghi ngờ/xác định.

Đặc biệt, cơ quan chức năng cần lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định bao gồm người trực tiếp chăm sóc/điều trị; Người sống/làm việc/nằm điều trị cùng phòng/khu vực điều trị, cùng gia đình với trường hợp xác định; Người ngồi cùng hàng hoặc trước, sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp xác định; Người có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Quản lý và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho họ tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất .

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng. Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.

Tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; Thực hiện chính sách cho các cán bộ làm công tác phòng, chống dịch; Yêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ đảm bảo đủ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng; Trình Chính phủ cấp bổ sung máy móc, thuốc, vật tư, hóa chất từ nguồn dự trữ quốc gia đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.

Trần Ngọc - Nguyễn Hiệp H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin