365 khoảnh khắc tâm thiền: Dũng cảm là gì?

Thiền định là một con đường đi tới sự buông bỏ, lòng dũng cảm

Chỉ số vòng eo/chiều cao dự báo sức khỏe người suy tim

Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ với chế độ ăn Địa Trung Hải

Cần đảm bảo nhiều tiêu chuẩn để hướng tới thị trường thảo dược toàn cầu!

Ca hiến tạng thứ 100 - hiến được nhiều mô tạng nhất của Bệnh viện Việt Đức

Ngày 1.

Tâm trí là một thứ nhỏ bé. Tâm trí tạo cảm giác thoải mái, ấm cúng, như một cái lồng vàng đẹp đẽ và bạn có thể trang trí lên đó - và ai cũng cố trang trí lên đó. Sự giáo dục của chúng ta là vì thế: trang trí cái lồng vàng, làm nó đẹp đến nỗi bạn gần như không thể rời bỏ. Bạn bắt đầu bám níu vào cái lồng. Bạn quên mất rằng mình có cánh và toàn bộ bầu trời là thách thức, rằng bạn phải vươn tới các vì sao, và bạn có một hành trình dài ở phía trước.

Vì thế, dũng cảm là khả năng buông bỏ cái lồng vàng tâm trí và tiến vào cái chưa biết, bất chấp mọi sợ hãi, bất chấp cảm giác bất an về mọi chuyện. Chỉ người nào có phẩm chất ấy mới ngoan đạo.

Ngày 2.

Cuộc sống đồng nghĩa với Thượng đế. Thượng đế không phải là đấng tạo ra cuộc sống mà là chính cuộc sống. Ngài không tách rời khỏi cuộc sống. Ý tưởng về đấng tạo tác là sai. Ngài không giống như họa sĩ vì họa sĩ tách rời với bức họa. Ngài giống vũ công hơn. Ngài vẫn là một vũ điệu. Vì thế, không cần tới chùa, thánh đường hay nhà thờ để thờ phụng Thượng đế. Cuộc sống là quá đủ rồi. Toàn bộ trái đất này, toàn bộ sự hiện hữu này tràn đầy Thượng đế, tuôn trào với Thượng đế. Ngài là sắc xanh, sắc đỏ và sắc vàng của cây. Ngài ở khắp mọi nơi, bạn không thể né tránh Ngài. Mọi khoảnh khắc ta đều va chạm vào Ngài.

Con người, nhiều khi vì chút ý niệm nào đó về Thượng đế mà bỏ lỡ Ngài liên tục. Ta có ý niệm rằng Ngài ở đâu đó xa xôi trên thiên đường, vì thế ta bỏ lỡ Ngài. Vứt bỏ ý niệm ngu ngốc ấy đi, và bạn sẽ thấy Ngài ở khắp mọi nơi. Ngài rất gần bên.

 

Từ định nghĩa, hiện hữu không phải là tất yếu. Hiện hữu là hiện thể ra đó, chỉ vậy thôi; những vật thể xuất hiện, để cho ta gặp gỡ chúng, nhưng chẳng bao giờ ta có thể suy diễn, diễn dịch chúng được.

Trích: Về sự hiện hữu - Jean-Paul Sartre (1905-1980)

Ngày 3. 

Làm bạn với sự hiện hữu nghĩa là đồng ý với sự hiện hữu, đồng tình trong mọi trạng thái của sự hiện hữu. Đôi khi, sự hiện hữu u ám đầy mây, dẫu vậy, bạn vẫn có thể đồng ý. Đôi khi thì nắng gắt và thi thoảng một khoảnh khắc tối tăm xảy đến, khổ ải, sân hận, thịnh nộ vây quanh bạn. Dẫy vậy sâu trong lòng bạn vẫn đồng tình, vì bất kể cuộc sống như thế nào, điều đó vẫn thiêng liêng. Trong tính toàn bộ của mình, cuộc sống là thiêng liêng.

Ngày 4. 

Mọi thứ là món quà từ sự hiện hữu. Ta không xứng đáng với bất cứ cái gì, ta không thích hợp có bất cứ cái gì. Sự hiện hữu cho ta cuộc sống, năng lực yêu thương, năng lực cảm nhận cái đẹp, năng lực tìm kiếm chân lý - không phải vì ta thích hợp, không phải vì ta xứng đáng, mà là vì sự hiện hữu có quá nhiều.

Giống như đám mây chưa đầy nước mưa: mây phải đổ mưa xuống. Vì sự dư dật của mây nên chúng ta được nhận. Giống như đóa hoa có hương thơm không thể cạn kiệt - hương thơm ấy tất phải được giải phóng theo gió. Giống như ánh sáng - không có khởi đầu, không có kết thúc. Ánh sáng phải được chia sẻ, nếu không sẽ trở thành gánh nặng.

Ngày 5.

Cuộc sống là món quà, sự chào đời là món quà, cái chết là món quà. Nếu ta biết cách cảm kích, mọi thứ đều là món quà, nếu ta không biết cách cảm kích, cuộc sống sẽ chỉ có những lời phàn nàn và phàn nàn.

Chỉ có 2 loại người. Người biết cách cảm kích vẻ đẹp của những gì đang hiện hữu, của những gì được trao cho họ, và người không có năng lực cảm kích, họ luôn chỉ trích, phàn nàn và đòi hỏi thêm, thêm nữa.

Chỉ loại người thứ nhất mới có thể trở nên ngoan giáo, loại thứ hai thì không. Họ dễ dàng phủ nhận Thượng đế, bởi Thượng đế trở thành kẻ thù do không đáp ứng ham muốn của họ. Chính họ là những người đã nghĩ ra câu thành ngữ: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên." Tất cả những gì xảy ra sai lầm, họ luôn cảm thấy thất vọng. Mọi việc không bao giờ đúng như ý họ, không bao giờ thỏa mãn và khiến họ hài lòng. Họ sống trong khổ ải, hằn học như thể họ bị tước đoạt hết mọi thứ. Sống cuộc sống như vậy, làm sao họ có thể cảm thấy biết ơn? Và không có biết ơn thì không có lời cầu nguyện, không có lời cầu nguyện thì không có tôn giáo.

Ngày 6.

Cầu nguyện tức là ca ngợi sự hiện hữu vì tất cả những gì đang hiện hữu. Đó là cách tiếp cận của trái tim biết đồng ý, một trái tim không nghi ngờ, không hoài nghi, không tiêu cực, một trái tim có thể nhảy múa và ca hát vì thế giới thật tươi đẹp. 

Ta không thể đền đáp sự hiện hữu, tất cả những gì ta có thể làm là ca ngợi. Chúng ta có thể hát bài ca ngợi. Và nếu một người trở thành bài ngợi ca trọn vẹn thì không còn cần gì khác nữa. Khi ấy, mọi chuyện đều có thể xảy ra, cái không thể trở thành có thể.

Vậy, hãy để lời cầu nguyện là con đường của bạn. Hãy ngợi ca bằng mọi cách có thể. Đừng hà tiện lời ngợi ca. Lời ngợi ca sẽ trở thành cây cầu nói, là lộ trình ngắn nhất dẫn tới sự hiện hữu. Thiền định là đường dài, cầu nguyện là đường tắt.

Ngày 7.

Cầu nguyện là nền tảng của tôn giáo và khi được nhận thức, lời cầu nguyện trở thành trải nghiệm thần tính. Hạt mầm của cầu nguyện là sự biết ơn.

Hãy cảm thấy biết ơn vì quà tặng của sự hiện hữu tuyệt vời thế. Nhưng chúng ta bắt đầu xem mọi thứ là lẽ đương nhiên - điều ngu ngốc nhất một người có thể làm, nhưng tâm trí luôn làm thế, xem mọi thứ là đương nhiên.

Nếu đây là cách nhìn sự vật và đây là cách tâm trí nhìn sự vật, bạn sẽ trở nên thiếu nhạy cảm, thiếu nhạy cảm với cái đẹp, thiếu nhạy cảm với tình yêu thương và thiếu nhạy cảm với mọi thứ có giá trị. Thế thì lẽ đương nhiên, bạn sống trong tăm tối, bạn sống trong xấu xí. Tình cảnh đó là do chính bạn tạo ra.

Trích: Suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối - Osho

 
PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức