- Chuyên đề:
- Suy tim
Tỷ lệ vòng eo/chiều cao là một chỉ số quan trọng với sức khỏe tim mạch
Những điều bạn cần biết về bệnh suy tim
Điều trị và kiểm soát bệnh suy tim cho người cao tuổi
Mối liên hệ giữa vòng eo và nguy cơ suy tim
Tăng cân bất thường: Hãy cảnh giác với bệnh suy tim!
"Nghịch lý béo phì"
Lâu nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra một nghịch lý khó tin rằng: Người béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh chết người, nhưng họ lại là nhóm người có tỷ lệ tử vong thấp khi mắc các bệnh lý này. Quy ước béo phì được xét trên chỉ số khối cơ thể BMI (tính bằng cân nặng kg/bình phương chiều cao tính theo mét). Người có BMI trên 25 được coi là béo phì.
Để giải thích cho phát hiện đầy mâu thuẫn này, giả thuyết cho rằng yếu tố bảo vệ các bệnh nhân này chính là chất béo. Đặc biệt, người mắc các bệnh mạn tính nặng như suy tim giảm phân suất tống máu (tức thất trái co bóp kém) thường có xu hướng sụt cân nhanh.
Các nhà nghiên cứu cố gắng chứng minh rằng nghịch lý này là do dữ liệu đã bị thống kê sai hoặc lập luận có vấn đề. Nghiên cứu mới đây của Đại học Glasgow (Vương quốc Anh) cùng Trung tâm Y tế Đại học Göttingen (Đức) đã chỉ ra điểm mấu chốt: BMI không thể phản ánh khối lượng mô mỡ trong cơ thể người bệnh.
"Sự thật đằng sau cân nặng và vóc dáng"
Theo Giáo sư Stephan von Haehling và BS Ryosuke Sato – hai thành viên của nhóm nghiên cứu, chỉ số BMI không cung cấp dữ kiện về tỷ lệ mỡ, cơ và xương của cơ thể, hay mỡ phân bố ở vị trí nào. Bạn không thể giả định rằng một đô vật người Mỹ chuyên nghiệp (nhiều cơ bắp) và một đô vật sumo (nhiều mỡ hơn) với cùng chỉ số BMI, sẽ đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch giống nhau. Ví dụ, diễn viên cơ bắp người Mỹ nổi tiếng Arnold Schwarzenegger thời trẻ từng có chỉ số BMI xấp xỉ 30.
Tỷ lệ vòng eo/chiều cao được đánh giá là khỏe mạnh khi bằng hoặc nhỏ hơn 0,5; Thừa cân khi dao động từ 0,6 - 0,7; Béo phì khi lớn hơn 0,7.
Nghiên cứu mới này cũng tìm các biện pháp khác để đo tỷ lệ cơ thể của bệnh nhân, như tỷ lệ vòng eo/chiều cao, chu vi vòng eo, tỷ lệ vòng eo/vòng hông. Đây là căn cứ để đánh giá và dự đoán tiên lượng sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là với những chỉ số quan trọng như peptide lợi niệu natri (BNP) ở người bệnh suy tim.
Dữ liệu từ hơn 1.800 bệnh nhân nữ và 6.500 bệnh nhân nam mắc suy tim cho thấy, khi nhìn vào tỷ lệ vòng eo/chiều cao, top 20% người có tỷ lệ mỡ cao có nguy cơ nhập viện cao hơn gần 40% so với nhóm người có tỷ lệ mỡ thấp. Người có chỉ số BMI lẫn tỷ lệ vòng eo/chiều cao lớn (tức cơ thể có lượng mỡ nhiều) có nguy cơ tử vong cao hơn khi bị suy tim.
BS John McMurray – Khoa Tim mạch học tại Đại học Glasgow (Anh) nhận định: "Không hề có 'nghịch lý béo phì' nào khi chúng ta dùng các phương pháp đo tỷ lệ mỡ chính xác hơn. BMI không thể phản ánh vị trí tích mỡ, tương quan với khối lượng xương – vốn phụ thuộc nhiều vào giới tính, tuổi và chủng tộc." Đặc biệt, bệnh nhân suy tim còn dễ bị tích nước gây phù, tăng cân.
BS John McMurray nhấn mạnh, béo phì vừa là nguyên nhân, vừa là yếu tố thúc đẩy suy tim. Người bệnh béo phì gặp triệu chứng khó thở thường không được quan tâm và chẩn đoán đúng bệnh. Và khi "nghịch lý béo phì" đã được làm sáng tỏ, các bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên chính xác hơn với người bệnh.
Bình luận của bạn