Ung thư gia tăng do thiếu hiểu biết?

Ngày càng gia tăng bệnh nhân ung thư trẻ tuổi

Chuyện của một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Ứng dụng tế bào gốc chữa ung thư não

Điều trị ung thư vào ban đêm hiệu quả hơn

Làn sóng hồng đẩy lùi bệnh ung thư vú

Ai đang cản trở cuộc chiến chống ung thư của thế giới?

Hàng trăm nghìn người tử vong do ung thư mỗi năm

Theo số liệu từ Hội thảo quốc gia Phòng chống ung thư do Bộ Y tế và Hội Ung thư Việt Nam tổ chức mới đây, tại Việt Nam, mỗi năm có từ 130.000 - 160.000 trường hợp mắc mới ung thư, trong đó, khoảng 85.000 - 115.000 người tử vong do căn bệnh này (gấp 7 - 10 lần số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông). 

Theo PGS.TS Bùi Diệu - Giám đốc Bệnh viện K, điều tra dịch tễ tại bệnh viện này cho thấy, bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới là: Phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm họng, tiền liệt tuyến, khoang miệng; Ở nữ giới là ung thư vú, dạ dày, phổi, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến giáp.

PGS.TS Trần Văn Thuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phòng chống ung thư Việt Nam cho biết, xu thế mắc ung thư không ngừng gia tăng ở hầu hết các nước trên thế giới. Mức độ gia tăng bệnh nhân ung thư nhìn thấy rõ qua từng năm, đối tượng mắc bệnh cũng thay đổi nhiều, không còn là bệnh của tuổi già mà đã “lan” sang người trẻ tuổi.

Năm 2000, Việt Nam chỉ ghi nhận 6.900 ca ung thư phổi ở nam giới thì năm 2010, đã có hơn 14.600 ca, dự báo năm 2020 tăng lên gần 23.000 ca. Bệnh ung thư vú ở nữ giới là hơn 5.500 ca năm 2000, tăng lên 12.500 ca năm 2010, và dự báo năm 2016 sẽ là 22.600 ca.

40% số ca ung thư có thể phòng ngừa

Báo cáo The Cancer Atlas của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) cũng phân tích và lý giải: Qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học, các nhà khoa học phát hiện chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là nguyên nhân gây ra 30% ca ung thư, thuốc lá chiếm 16%, viêm nhiễm 8%, bệnh nghề nghiệp 5%, ô nhiễm môi trường 12%. Có nhiều dạng ung thư do kết hợp giữa yếu tố di truyền lẫn tác động của môi trường, nên rủi ro tăng bệnh càng cao.

May mắn là khoảng 30 - 40% số ca ung thư có thể phòng ngừa được, nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi và giảm được nguy cơ tử vong.

90% bệnh ung thư có liên quan đến môi trường sống, thực phẩm độc hại

Tại Việt Nam, lý giải về số ca ung thư tăng chóng mặt trong những năm gần đây, GS.TS Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hiệp hội Ung thư Việt Nam cho rằng, chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể (rối loạn nội tiết, tổn thương gene di truyền), 90% bệnh ung thư có liên quan đến môi trường sống. Tỷ lệ này sẽ ngày càng gia tăng khi thống kê cho thấy có tới 12% người dân thiếu hiểu biết về các vấn đề sức khỏe, không chủ động phòng tránh bệnh tật và thường tự làm “bác sỹ” điều trị cho chính mình khi mắc bệnh…

Phân tích rõ hơn về điều này, GS.TS Nguyễn Bá Đức lý giải, ô nhiễm nguồn không khí, nước, thực phẩm, các đồ dùng gia dụng, mỹ phẩm làm đẹp… là nguyên nhân dẫn đến ung thư, làm tăng bệnh đường hô hấp, làm chậm sự phát triển của thai nhi, làm cho hệ thống thần kinh của trẻ chậm phát triển, gia tăng nhiều căn bệnh lạ, gây bất ổn xã hội.

Khói thuốc lá là thủ phạm chính gây bệnh ung thư phổi. Ở Mỹ, hàng năm có 160.000 ca ung thư vì khói thuốc, tỷ lệ tử vong vì thuốc lá thậm chí còn cao hơn cả ung thư vú ở phụ nữ.

Viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư hệ thống sinh sản cao. Theo thống kê, có tới trên 80% số phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục, nếu viêm nhiễm nặng sẽ có nguy cơ vô sinh và ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh xếp hàng thứ 3 sau ung thư vú và dạ dày ở phụ nữ.

Ô nhiễm không khí gây ung thư phổi, làm trầm trọng bệnh tim mạch

Những người làm việc trong môi trường độc hại, phơi nhiễm các môi chất gây ung thư như benzen, oxide ethylene, vinyl chloride, phóng xạ ion hóa, dầu hắc in từ nhựa than đá,… có nguy cơ mắc ung thư cao.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, chính nguồn thực phẩm độc hại, chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến con người ngày càng bị ung thư nhiều hơn trước. Bữa ăn nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm, nhiều chất bảo quản thực phẩm, ít rau củ quả chính là “cơ chế” gây bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày, đại tràng, gan…

Nếu tập trung vào phòng bệnh hơn chữa bệnh, nâng cao ý thức tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, sẽ giúp cắt giảm chi phí chăm sóc điều trị cho cá nhân cũng như gia đình và ngân sách quốc gia. 

Trên toàn thế giới, nhiều chương trình phòng chống ung thư được triển khai và hoạt động có hiệu quả, phát hiện và chẩn đoán bệnh ung thư ở giai đoạn sớm và điều trị triệt để đã làm giảm tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong do ung thư.

Tại Việt Nam, hiện nay công tác phòng chống ung thư đang đối mặt với những khó khăn, do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiếu bác sỹ được đào tạo đúng chuyên khoa, mạng lưới phòng chống ung thư còn mỏng, tình trạng quá tải ở các bệnh viện chuyên khoa ung bướu tiếp tục gia tăng… 
Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư