TP.HCM: Nhiều bệnh viện gây ô nhiễm môi trường

Nhiều bệnh viện sử dụng hệ thống xử lý nước thải không an toàn

Mỗi ngày cả nước có 450 tấn chất thải y tế

Cần tách biệt công – tư trong xã hội hóa y tế

Công ty thiết bị y tế Bio-Rad hối lộ quan chức như thế nào?

Chỉ 1/2 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế

Có đến 60% nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông

Các bệnh viện vi phạm tương đối đa dạng gồm: công lập, tư nhân, bệnh viện (BV) nằm ở khu vực ngoại thành và cả ở trung tâm; với nhiều mức độ vi phạm khác nhau so với Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 28:2010/BTNMT). Trong đó, nặng nhất là BV Tai Mũi Họng (quận 3) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không vận hành hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT), nước thải của BV này có chỉ số COD (Nhu cầu oxy hóa học) vượt 47,8 lần; BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa) vượt 53,8 lần...

Là BV tư nhân, Công ty TNHH BV Đức Khang (quận 5) có mức độ vi phạm gây ô nhiễm môi trường, nước thải sau HTXL: COD vượt 3,5 lần, BOD vượt 3,75 lần, NH 4 + vượt 8,05 lần. Nằm ở khu vực ngoại thành, BV Đa khoa khu vực Thủ Đức có mức độ vi phạm gây ô nhiễm môi trường; nước thải sau HTXL: Amoni = 22,96 mg/L, vượt 2,3 lần. BV Truyền máu Huyết học (quận 5) nguồn nước thải sau HTXL: NH 4 + vượt 2,1 lần cho phép, gây ô nhiễm môi trường. Công ty CP thương mại dịch vụ BV Cao Thắng (BV Mắt Cao Thắng, quận 5) nước thải sau HTXL: NH 4 + vượt 1,05 lần.

Cơ quan chức năng kiểm tra hệ thống nước thải tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM

Ngoài ra, trên địa bàn TP.HCM còn có một số BV công lập trực thuộc các bộ, ngành trung ương có tỷ lệ quản lý và vận hành xử lý nước thải y tế chưa đạt quy chuẩn môi trường.

Điều đáng nói, trong số các BV vi phạm có BV đã được cơ quan chức năng cấp quyết định phê duyệt đề án Bảo vệ môi trường như BV Đức Khang. Hay như BV Truyền máu Huyết học đã có bản cam kết bảo vệ môi trường với Uỷ ban nhân dân quận 5 từ năm 2008. Và hầu hết các BV này đều đã có HTXLNT.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin