4 liệu pháp triển vọng từ nghiên cứu về não

Khám phá bí ẩn màu sắc của não

Thông thường khi con người nghĩ, đi lại, nói năng hay nằm mơ và ngay cả lúc yêu, mọi thứ đều xảy ra trong chất xám. Bộ não của chúng ta không chỉ đơn giản có chất xám mà còn có một loại vật chất khác, đó là chất trắng. Theo nghiên cứu của tiến sĩ khoa học người Anh Atticus Hainsworth thì chất trắng và xám đều rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu về bệnh mất trí nhớ đã tập trung vào các mảng bựa beta amyloid và đám rối protein tau xảy ra ngay trong chất xám. Còn chất trắng lại là các loại mỡ bao quanh sợi trục thần kinh, giúp mở rộng của các tế bào thần kinh và làm tăng khả năng giao tiếp của con người. Qua nghiên cứu ở những bộ não hiến tặng, Hainsworth phát hiện thấy, bên cạnh lợi ích, chất trắng còn kích hoạt và tạo ra nhiều rủi ro gây bệnh như làm cho mạch máu hở, rò rỉ mà người ta tình nghi đây chính là nguyên nhân làm gia tăng bệnh mất trí nhớ. Nếu cơ chế này là đúng và những gì về màu sắc được giải mã thì tương lai con người sẽ sản xuất thành công các loại thuốc trị bệnh về thần kinh như Parkinson hay bệnh gây mất trí nhớ Alzheimer.

4 liệu pháp triển vọng từ nghiên cứu về não
Mô phỏng khoảng sắc màu của não.

Làm tăng trí thông minh cho con người

Khoa học đã chứng minh, caffeine có thể giúp làm tăng sự tỉnh táo, uống một viên thuốc có tác dụng làm giảm căng thẳng hoặc dễ ngủ, hay tạm ngưng quá trình mang thai, thậm chí còn kéo dài sự sống cho con người, vì vậy, trong tương lai nếu khám phá và hiểu hết cơ chế làm việc của não bộ, y học sẽ sản xuất ra những loại dược phẩm giúp con người trở nên thông minh hơn. Tiên phong trong lĩnh vực này là nữ tiến sĩ thần kinh học Barbara Sahakian ở ĐH Cambridge, Mỹ hiện đang thực hiện đề tài sản xuất loại hợp chất giúp tăng cường nhận thức. Sau thời gian dài nghiên cứu, TS. Barbara Sahakian đã phát hiện thấy việc sản xuất hóa chất trong não như dopamine và noradrenaline sẽ giúp cho tâm trí con người thêm minh mẫn, xử lý tình huống hợp lý và khoa học hơn. Nếu hiểu được cơ chế này người ta sẽ cho ra đời loại thuốc mới giúp cải thiện nhận thức. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những phản ứng tiêu cực liên quan đến đạo đức, vì vậy, người ta cần phải nghiên cứu kỹ về não bộ trước khi cho ra đời các sản phẩm mới này.

Giải mã những giấc mơ

Đến nay đã trên 60 năm trôi qua kể từ khi các nhà khoa học Chicago lần đầu tiên phát hiện ra giấc ngủ REM, nghĩa là giấc ngủ sâu, nơi tạo ra những giấc mơ cho con người. Giấc ngủ REM thường có đặc trưng kéo dài ít nhất 90 phút hoặc lâu hơn, nó bắt đầu bằng những tín hiệu phát đi từ gốc não và điểm cuối là vỏ não, lớp ngoài của não nơi xử lý việc học tập và suy nghĩ của con người. Các xung thần kinh này cũng được chuyển trực tiếp tới tủy sống, gây tê liệt tạm thời các chi và bắt đầu tạo ra những giấc mơ. Nhằm giải mã bí ẩn vì sao con người lại nằm mơ, GS. Robert Stickgold ở Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess, Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện thấy giấc mơ là rất quan trọng để giúp não xử lý thông tin và nhớ thông tin. Với phát hiện này trong tương lai người ta sẽ nghiên cứu và tìm ra quy tắc tạo dựng ước mơ và sử dụng nó để xử lý bộ nhớ và giúp cho não con người nhớ được nhiều thông tin hơn. Nếu hiểu được cơ chế này, con người sẽ tạo ra những giấc mơ “ngọt dịu” thay vì những cơn ác mộng có hại cho sức khỏe.

Giám sát những cơn đau

Đau đớn mạn tính là một trong những vấn đề nan giải được y học hiện đại quan tâm nghiên cứu và giải mã. Và để hạn chế các cơn đau, các nhà ghiên cwusddax sử dụng giải pháp kích thích não bằng các điện cực kết nối với một máy tạo nhịp tim được phẫu thuật đặt dưới xương cổ của bệnh nhân. Giải pháp này được xem là rất mới của GS. Tipu Aziz ở BV John Radcliffe, Oxford (Mỹ) hay còn gọi là phương pháp kích thích não triệt để, nó đã từng được áp dụng cho các bệnh nhân Parkinson và trầm cảm. Tới đây sẽ thử nghiệm trên bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng bức và những người mắc các chứng bệnh gây đau mạn tính.

Clive là bệnh nhân đã được thử nghiệm bằng kỹ thuật này. Clive bị đau hơn 10 năm nhưng sau khi được điều trị bằng phương pháp kích thích não triệt để, cơn đau bỗng dưng biến mất. Trong ca điều trị này, bác sĩ đã phát hiện thấy não bộ nhận được tín hiệu đau từ cánh tay, nhưng khi dùng các điện cực để kích thích não thì cơn đau đã giảm trên 70% sau 1 tuần điều trị.

Theo GS. Tipu Aziz, đối với trường hợp của Clive thì vùng não có tên anterior cingulate chính là thủ phạm gây đau, nhưng khi được chế ngự bệnh tình giảm hẳn. Đánh giá về phương pháp giảm đau nói trên, GS. Tipu Aziz cho rằng, hiệu quả đạt được rất cao, trong khi đó lại không để lại những tác dụng phụ như dùng thuốc hay các phương pháp giảm đau truyền thống và không làm người bệnh thấy sợ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất