5 dấu hiệu ít được chú ý của bệnh đái tháo đường

Suy giảm thính lực cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Phòng bệnh đái tháo đường với 4 quả trứng/tuần

Vì sao bị đái tháo đường nên chọn chế độ ăn GI thấp?

Đái tháo đường dùng TPCN như thế nào?

Hãy tự cứu mình bằng các xét nghiệm đái tháo đường type 2

1. Những thay đổi trên da

Việc xuất hiện những mảng da tối màu và trơn láng ở phía sau cổ, khuỷu tay hoặc các đốt ngón tay thường là dấu hiệu cảnh báo sớm về nồng độ quá cao của đường huyết. Bởi nồng độ insulin cao sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào da và melanin – một sắc tố trong tế bào da làm cho da trở nên tối màu.

Cũng cần lưu ý là sự thay đổi này có thể do nguyên nhân di truyền hoặc yếu tố hormone.

2. Thị lực thất thường

Bệnh đái tháo đường sẽ làm biến đổi nồng độ các chất lỏng trong cơ thể (bao gồm cả trong mắt). Chính vì vậy, thị lực sẽ trở nên thất thường, đôi lúc tốt hơn hoặc xấu đi.

3. Ngứa

Lưu thống máu ở bệnh nhân đái tháo đường kém nên có thể dẫn tới tình trạng da khô và ngứa. Bởi vậy, bạn nên đi khám nếu thấy ngứa ngáy tứ chi mà không rõ nguyên nhân.

4. Suy giảm thính lực

Một nghiên cứu của Viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã cho thấy suy giảm thính lực có thể là dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường.

Theo đó, những người có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường sẽ có hơn 30% nguy cơ ảnh hưởng thính lực dù chưa thực mắc bệnh đái tháo đường. Bởi đường máu cao khiến các mạch máu và dây thần kinh của tai trong bị tổn thương.

5. Ngáy to

Nếu luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và ngáy to khi ngủ thì cần kiểm tra đường máu ngay.

Một nghiên cứu mới đây của Canada đã cho thấy 23% bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ tiếp tục phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 5,5 năm tới.

Nguyên nhân là do những người bị rối loạn hơi thở khi ngủ có xu hướng giải phóng hormone gây căng thẳng trong thời gian đó, khiến nồng độ đường trong máu có khả năng tăng cao.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết