Phòng bệnh đái tháo đường với 4 quả trứng/tuần

Chỉ với 1 quả trứng mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa căn bệnh đái tháo đường nguy hiểm.

Phương pháp mới phát hiện sớm đái tháo đường type 2

Đái tháo đường dùng TPCN như thế nào?

Phát hiện hormone mới giúp phòng đái tháo đường

8 quan niệm sai lầm về cách ăn trứng

Đây là kết quả của 2 nghiên cứu từ các nhà khoa học đến từ Scandinavia đã được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition - một trong những tạp chí khoa học hàng đầu tại Hoa Kỳ về lĩnh vực dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh.

Nghiên cứu đầu tiên về mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và việc tiêu thụ trứng chỉ ra rằng: Việc thường xuyên ăn trứng (1 quả/ngày) giúp giảm 1/3 nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Theo các chuyên gia, đây được coi là nghiên cứu đầu tiên cho thấy lợi ích cụ thể của trứng trong việc làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2. nghiên cứu thứ 2 đã nhận thấy lợi ích sức khỏe tương tự nhờ ăn các thực phẩm làm từ sữa có nhiều chất béo, như pho mát.

Việc ăn 4 quả trứng/tuần giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2

Có hơn 3 triệu người Anh được chuẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường với hầu hết là type 2 đều liên quan chặt chẽ với các yếu tố lối sống như tình trạng thừa cân hoặc béo phì, dẫn đầu một lối sống ít vận động và ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh.

nghiên cứu của Đại học Đông Phần Lan về vai trò của trứng và bệnh đái tháo đường type 2 với giả định ban đầu về việc trứng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh. nghiên cứu này thực hiện bằng việc xem xét đánh giá lại các ghi chép của một nghiên cứu bệnh tim ở những năm 80. Trong nghiên cứu đó, các thói quen ăn uống của 2.332 nam giới trong độ tuổi 42 – 60 tham gia được ghi chép lại vào 2 thập kỷ sau đó, 432 người trong số họ được chẩn đoán với mắc tháo đường type 2. Kết quả ghi chép cho thấy trứng không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 mà mức độ glucose trong máu cũng giảm. Những người đàn ông ăn khoảng 4 quả trứng/tuần có khả năng giảm 37% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 so với những người chỉ ăn 1 quả trứng/tuần. Tuy nhiên, việc ăn nhiều hơn 4 quả trứng/tuần không mang lại thêm những lợi ích bổ sung đáng kể. Thói quen ăn uống này cũng phát huy tác dụng sau khi xem xét tác dụng của việc tập thể dục, thói quen hút thuốc, cân nặng và việc ăn trái cây với rau xanh.

Theo GS kiêm nhiệm Jyrki Virtanen thuộc Đại học Đông Phần Lan - Viện Y tế Cộng đồng và Dinh dưỡng lâm sàng, cho biết: Có ít bằng chứng khoa học trước đó chỉ rõ sự liên quan giữa việc ăn trứng và nguy cơ bệnh đái tháo đường. Cũng theo ông, kết quả của những nghiên cứu ít ỏi trước đó cho thấy việc tiêu thụ trứng liên quan đến nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường là không thuyết phục. Ông cho hay, những nghiên cứu trước đó không tính toán đến các nguy cơ của lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh mà có thể đó mới chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đái tháo đường. Theo ông: “Ngoài cholesterol, trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, ví dụ như quá trình chuyển hóa glucose và viêm cấp thấp, mà nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2”. 

Ăn nhiều pho mát cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh tương tự

Một nghiên cứu thứ 2 đã chỉ ra tác dụng của việc ăn nhiều phô mai béo và sữa chua giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường loại 2 xuống 1/4, nhưng ăn thịt mỡ lại làm tăng nguy cơ bệnh. Các nhà khoa học tại Đại học Lund ở Thụy Điển đã đánh giá hiệu quả của các loại thực phẩm chứa các chất béo bão hòa (như thịt, các sản phẩm từ sữa) với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Trong nghiên cứu về chế độ ăn uống Malmö với ung thư từ đầu những năm 1990, các thói quen ăn uống của 27 nghìn người trong độ tuổi 45 – 74 được ghi chép lại thì có 2.860 người được chuẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2 vào 20 năm sau đó. Kết quả nghiên cứu này cho thấy các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo có tác dụng giảm nguy cơ bệnh. Theo đó, những người ăn nhiêu các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều chất béo giảm 23% nguy cơ bệnh so với những người ăn ít loại thực phẩm này.

Nghiên cứu trên cũng khảo sát liên quan giữa tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều acid béo bão hòa - phổ biến nhiều trong các sản phẩm từ sữa hơn trong thịt - với việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà khoa học cũng không loại trừ khả năng các thành phần khác của các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát đã góp phần giảm nguy cơ bệnh này. Ngoài ra, các nhà khoa học tại Đại học Cambridge năm ngoái cho biết: Ăn một hộp sữa chua mỗi ngày giúp giảm hơn 1/4 nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.

Dựa trên 2 nghiên cứu trên, có thể đưa ra "bí quyết" mới để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường gồm: Ăn 4 quả trứng/tuần và tích cực ăn sữa chua cùng các loại pho mát béo!

Để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, nên tích cực ăn sữa chua

Linh Nguyễn H+ (theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp