Tập Yoga giúp kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng, trong đó có cả bàng quang
6 bài tập Yoga giúp đường ruột luôn khỏe mạnh
Dùng Yoga cải giáo tù nhân
3 thế yoga giúp ổn định nhịp tim nhanh
Giảm mỏi mắt tức thì với những bài tập yoga đơn giản
Tư thế ngón chân cái (Padangusthasana)
Bên cạnh việc cải thiện chức năng bàng quang, động tác Yoga này còn giúp tăng cường các cơ bụng và cơ quan sinh dục. Tuy nhiên bạn không nên thực hiện động tác này trong thời gian kinh nguyệt và mang thai. Lưu ý, chỉ nên thực hiện bài tập này khi chưa ăn gì.
Tư thế con đom đóm (Tittibhasana)
Tư thế này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng thăng bằng tốt để cân bằng trọng lượng cơ thể trên đôi tay. Nó giúp cải thiện sức mạnh cho cơ bắp và kích thích hoạt động của bàng quang.
Tư thế con bướm (Baddha Konasana)
Bài tập Yoga này giúp thư giãn để làm giảm căng thẳng. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng của bàng quang hiệu quả. Hãy thực hiện tư thế này trong ít nhất 5 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tư thế mối thòng lọng (Pasasana)
Động tác Yoga này không chỉ cải thiện chức năng hoạt động của bàng quang mà còn giúp làm giảm cảm giác khó chịu trong những ngày "đèn đỏ" của chị em và làm giảm đau lưng. Nó cũng giúp kéo giãn các cơ bắp ở háng và kích thích tử cung.
Tư thế hoa sen (Padmasana)
Đây là tư thế lý tưởng cho việc thiền định và thư giãn. Không chỉ kích thích hoạt động của bàng quang, nó làm dịu tâm trí và cải thiện sự linh hoạt ở vùng hông của bạn. Động tác Yoga này cũng giúp thư giãn cơ bắp và giúp giảm bớt cảm giác khó chịu trong những ngày kinh nguyệt của phụ nữ.
Tư thế vặn mình (Ardha Matsyendrasana)
Bài tập Yoga này giúp kéo giãn các cơ ở vùng háng, đùi và cơ bụng. Nó cũng giúp tăng cường chức năng hoạt động của bàng quan và cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, những người bị tăng và hạ huyết áp không nên thực hiện bài tập này.
Tư thế cây cầu (Setu Bandha Sarvangasana)
Động tác Yoga này được rất nhiều người lựa chọn để loại bỏ chất béo ở vùng bụng. Ngoài ra, tư thế này còn mang lại hiệu quả trong việc tăng cường chức năng bàng quang. Lưu ý, trong trường hợp bạn bị chấn thương ở cổ thì không nên thực hiện bài tập này.
Bình luận của bạn