Empty
Empty

Cuốn sách "Bạn không ổn cũng không sao" được xuất bản năm 2018 bởi Megan Devine - một nhà trị liệu. Trong cuốn sách, tác giả đã kể lại những câu chuyện, đưa ra lời khuyên cho những người đang phải vượt qua nỗi đau cũng như những người hỗ trợ họ.

Nhận xét về cuốn sách, ông Andy McNiel, cố vấn cấp cao của Chương trình Hỗ trợ bi kịch cho những người sống sót, nhóm thanh thiếu niên, cho biết: Megan Devine cũng giải thích rõ hơn vì sao chúng ta cần phải “khắc phục” nỗi đau. “Trong xã hội của chúng ta, chúng ta rất phiến diện trong cách nói về trải nghiệm của mình. Bạn có thể ổn hoặc không ổn nhưng trên thực tế là, bạn có thể ổn và không ổn trong cùng một lúc.”

Empty

Khi Eddie, con trai 18 tuổi của Michael Rosen qua đời vì bệnh viêm màng não, anh đã hợp tác với Quentin Blake - một họa sĩ minh họa nổi tiếng nhất, để tạo ra một cuốn sách ảnh có tên “Cuốn sách buồn”. Cuốn sách được xuất bản năm 2004 có thể là ngọn đuốc soi đường cho cả trẻ em và người lớn đang đau buồn về mất mát người thân.

Tiến sỹ Peterie nói: “Có điều gì đó về nỗi đau buồn thực sự khó diễn đạt rõ ràng. Cuốn sách này đã nắm bắt được sự thực của nỗi đau buồn, giống như một trải nghiệm sống động và cảm nhận được, mà không phụ thuộc vào ngôn từ.”

Empty

Cuốn sách Đi tìm lẽ sống được bác sỹ tâm thần Viktor Frankl xuất bản năm 1946, sau những ngày bị tạm giam trong các trại tử thần của Đức Quốc xã. Trong những ngày sống trong “địa ngục trần gian” đó, ông đã tự tìm nỗ lực sống bằng cách quan sát, ghi chép và suy nghĩ về mục đích cao cả hơn, ý nghĩa của đời người. Sau khi thoát khỏi trại giam Đức Quốc xã, ông đã xuất bản cuốn sách ghi lại những suy ngẫm về sự sống này.

Tiến sĩ David Spiegel - Giám đốc Y tế Trung tâm Y học Tích hợp tại Trường Y Đại học Stanford, cho biết: “Cuốn sách này thực sự là một tác phẩm kinh điển. Bác sỹ Frankl đã nhắc nhở chúng ta rằng khi chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh của mình thì những lựa chọn của chúng ta vẫn quan trọng.”

Empty

Tác giả Alan Wolfelt là người sáng lập Trung tâm Mất mát và Thay đổi Cuộc sống (Center for Loss and Life Transition), cũng là tác giả số 1 về nỗi đau buồn.

Cuốn sách này - Understanding Your Grief, được xuất bản lần đầu năm 1992. “Trong cuốn sách, Tiến sĩ Wolfelt đã đưa ra những bước cụ thể để “chữa lành”. Nhờ đó, ông ấy có thể giúp đỡ những người vừa mất đi người thân và khó có thể lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống.” Ông Audri Beugelsdijk - Phó Chủ tịch Chương trình Hỗ trợ Thảm kịch dành cho những người sống sót (Tragedy Assistance Program for Survivors), cho biết.

Cuốn sách cũng được nhận định là “toàn diện, dễ đọc và dễ tiếp cận đối với độc giả”. “Bạn rất dễ bị choáng ngợp khi đã gặp thử thách về mặt cảm xúc. Vì vậy, đọc từng chút một có thể rất hữu ích khi bạn vượt qua nỗi đau buồn.”, một độc giả viết khi nhận định về cuốn sách.

Empty

Con trai của Rob Delaney được chẩn đoán mắc bệnh u não khi mới 1 tuổi và qua đời hai năm rưỡi sau đó. Thông qua cuốn sách, tác giả cũng là một diễn viên nổi tiếng đã kể lại những cảm xúc của mình trong suốt những năm tháng sau mất mát này.

Còn khi nhận định về cuốn sách, bà Joanna Luttrell - điều phối viên hỗ trợ các gia đình đang phải đương đầu với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối ở trẻ em của Bệnh viện Nhi đồng St.Jude ở Memphis (Mỹ), viết, “Rất khó tìm được những cuốn sách hay viết từ góc nhìn của một người cha. Nếu bạn đang làm việc với một người cha đang vô cùng đau buồn, hay một người đàn ông vừa mất vợ, hay chỉ muốn nói chuyện với một người đàn ông khác, thì cần nhìn nhận mọi việc dưới góc nhìn của một người đàn ông.”

Empty

Amber Jeffrey, người dẫn chương trình podcast “The Grief Gang”, khi nhận định về cuốn sách đã viết: “Đây là cánh cửa nhìn vào cuộc sống với nỗi đau buồn ngày này qua ngày khác. Cuốn sách đã miêu tả rõ được nỗi đau buồn này diễn ra như thế nào. Thật sự rất khó để định lượng nỗi đau buồn của năm đầu tiên và vài năm sau đó, để có thể giải thích loại suy nghĩ ảo tưởng mà bạn có thể cho là hoàn toàn điên rồ. Cuốn sách này làm được điều đó.”

“Từ địa ngục trở về” cũng giúp cô Beugelsdijk, người hiện đang hỗ trợ các gia đình các cựu chiến binh, cũng đang tự vượt qua mất mát cá nhân, nhận định, “Phiên bản suy nghĩ kỳ diệu của tôi là chồng tôi vẫn đang thực hiện nhiệm vụ. Anh ấy sẽ quay lại và tôi sẽ ổn thôi.”

Ông McNiel nói: “Cuốn sách phủ nhận quan điểm cho rằng năm đầu tiên sau khi người ta qua đời là năm khó khăn nhất. Thực tế, trong năm đầu tiên, có rất nhiều điều chưa biết và đôi khi chỉ là sự phủ nhận và đấu tranh. Sang năm thứ hai, nhiều người mới cho rằng nỗi đau của họ lúc này mới bắt đầu trở nên mãnh liệt.”

Empty

Mùa hè năm 2020, cha của Chimamanda Ngozi Adichie qua đời. Chưa đầy một năm sau, tiểu thuyết gia nổi tiếng đã xuất bản cuốn hồi ký này, chia sẻ trải nghiệm đau buồn của cá nhân cô.

Nhà xã hội học Michelle Peterie, Đại học Sydney (Úc), cho biết: “Cuốn sách này phù hợp với những độc giả đang chìm sâu trong đau buồn, những người đang cố gắng xử lý cảm xúc của mình và những trải nghiệm hiện hữu của họ xung quanh việc mất đi một người thân yêu”.

Trong tác phẩm, tác giả Adichie truyền đạt rằng “Nỗi đau buồn là một trải nghiệm thể chất cũng giống như là một trải nghiệm cảm xúc”. Tiến sỹ Peterie nói: “Tác giả Adichie nói về việc cô ấy đau đớn đấm tay xuống sàn, trái tim cô ấy đập thật nhanh giống như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Và Adichie đã nắm bắt thật tốt những trải nghiệm đau đớn của cơ thể khi đối mặt với điều này.”

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa