Một số loại sinh vật ký sinh (parasite) có khả năng điểu khiển bộ não của vật chủ
'Cảnh giác' với áp xe gan do ký sinh trùng
Xuất hiện ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
Thử máu tìm ký sinh trùng
Giun 15 cm sống ký sinh trong não
1. Trở nên thân thiện hơn vì virus bệnh cúm
Một nghiên cứu của nhà khoa học Chris Reiber thuộc Đại học Binghamton (Mỹ) cho thấy virus cúm khiến con người thay đổi hành vi. Cúm có thể làm người bệnh có xu hướng tìm đến những chốn đông người.
Virus cúm H1N1
Tuy chỉ là một nghiên cứu nhỏ, song nó cũng gây ra nhiều suy nghĩ. Có thể việc tiếp xúc với nhiều người hơn sẽ giúp virus lan truyền tốt hơn, kể cả khi virus còn đang ủ bệnh và chưa gây ra các triệu chứng thực sự. Nhưng một khi bệnh đã xảy ra thì thường nó kéo theo nhiều người bệnh cùng lúc do họ đã bị phơi nhiễm từ trước.
2. Virus bệnh dại
Levi Morran, thuộc Đại học Emory tại Atlanta, Georgia (Mỹ), cho rằng: "Tôi sẽ gọi virus dại hay cảm cúm là những thể ký sinh. Bởi vì chúng làm suy giảm thể chất của vật chủ, hoặc vì chúng đạt được mục đích của mình bằng cái giá mà vật chủ bỏ ra".
Virus bệnh dại đang đào thoát khỏi vật chủ sau khi sinh sản
Dại là một căn bệnh đáng sợ, nó khiến cho những vật bị nhiễm (con người, dơi, chó...) trở nên hung hãn, can thiệp hành vi của vật chủ chỉ nhằm mục đích lây lan chúng ra ngoài bằng cách cắn hoặc cào.
Chuyên gia ký sinh trùng học Andres Gomez thuộc trung tâm ICF International (Mỹ), nhận định: "Virus dại thể hiện bản thân chúng thông qua một loạt các dấu hiệu thần kinh, bao gồm cả thay đổi hành vi nhưng cũng đồng thời dẫn tới việc mất kiểm soát. Và điều sau cùng dẫn tới các khó khăn cho chính vật chủ như nuốt thức ăn, làm cho vật chủ bị đói, suy giảm đường huyết và mất nước"
3. Sán Schistocephalus solidus khiến loài giáp xác tự nộp mình
Tuy là hà nhưng Sacculina lại bám trên bụng cua chứ không phải vách đá
Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu Nina Hafer và Manfred Milinski tại Phòng Sinh học Tiến hoá, thuộc Học viện Planck (Đức), đã cho một số sinh vật giáp xác (copepod) bị lây nhiễm loài sán Schistocephalus solidus. Mục tiêu sau cùng của loài sán trên là tìm cách nhiễm vào loài cá gai (stickleback), bằng cách kích thích loài giáp xác lộ diện trước mặt sinh vật săn mồi để bị ăn thịt.
4. Nấm ký sinh (Ophiocordyceps unilateralis) làm kiến "lạc đường"
Kiến là một loài rất giỏi về khả năng xác định phương hướng, đặc biệt trong tìm kiếm thức ăn. Nhưng khi bị nhiễm loại nấm Ophiocordyceps unilateralis, loài kiến Camponotus leonardi vốn sống ở các rừng mưa nhiệt đới tại Thái Lan, Châu Phi và Brazil bắt đầu bị mất phương hướng và bị lạc đường.
Kiến bị nấm bao phủ
Kiến bị nhiễm nấm này đều leo lên độ cao khoảng 25cm trên một cái cây, nơi mà độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển. Sau đó con vật sẽ bò xuống mặt dưới của một chiếc lá, bám mình vào đấy và chết.
5. Sâu đuôi ngựa Kamikaze (Paragordius tricuspidatus) bắt dế tự sát
Trước khi trưởng thành, loài sâu này tự "nộp mình" cho một loài ấu trùng của một loài côn trùng khác ăn, ví dụ như ấu trùng muỗi hoặc các sinh vật phù du có trong nước. Khi các ấu trùng vật chủ trưởng thành, chúng ra khỏi mặt nước và bị châu chấu hoặc dế ăn thịt. Đấy là lúc ấu trùng sâu đuôi ngựa bắt đầu "hồi sinh".
Sâu đuôi ngựa chui ra từ bụng chú dế vừa "tự" chết đuối
Tới cuối đời, loài sâu này tác động vào hệ thống thần kinh trung ương khiến vật chủ bay tới nơi ao hồ và chết đuối trong nước. Lúc này, loài sâu đuôi ngựa này chui ra khỏi bụng của vật chủ và bắt đầu đẻ trứng, chuẩn bị cho vòng tuần hoàn của một thế hệ sâu đuôi ngựa mới.
6. Hà Sacculina chuyển đổi giới tính cho cua
Loài hà Sacculina ẩn mình trên cơ thể con cua rồi xâm nhập vào bên trong qua kẽ hở nằm giữa tiếp điểm của những chiếc càng. Đột nhập được vào bên trong, hà Sacculina đẻ ra hàng triệu ấu trùng. Nếu con cua giống cái, hà Sacculina sẽ bắt nó chăm sóc hàng triệu ấu trùng loài hà này khi nó đu bám trên vật chủ. Nhưng nếu con cua giống đực, hà Sacculina sẽ "biến" con cua này thành giống cái để chăm sóc ấu trùng cho nó. Hà Sacculina còn khiến cho tuyến sinh dục của con cua tiêu biến, càng cua ngừng phát triển để dồn hết năng lượng làm nở to bụng để nuôi ấu trùng loài hà này.
7. Chuột không sợ mèo vì trùng Toxoplasmosis (Toxoplasma gondii)
Trùng Toxoplasmosis
Những con chuột bị nhiễm loại trùng trên mất cảm giác sợ loài mèo. Ngược lại, chúng còn tỏ ra bị hấp dẫn bởi pheromone có trong nước tiểu mèo và "tình nguyện" nạp mạng cho lũ mèo.
Bình luận của bạn