Tăng cân là một trong các tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai lâu dài có bị vô sinh?
Uống thuốc tránh thai trị mụn - Nên hay không?
Chọn thuốc tránh thai an toàn: Cách nào?
Cẩn thận u não vì... thuốc tránh thai!
Dưới đây là 9 tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc tránh thai:
1. Xuất huyết âm đạo (xuất huyết đốm)
50% phụ nữ bị chảy máu nhẹ giữa chu kỳ kinh nguyệt trong ba tháng đầu tiên sử dụng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần biến mất ở 90% phụ nữ khi dùng đến vỉ thuốc thứ tư. Theo các chuyên gia, tình trạng xuất huyết âm đạo không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tránh thai và chị em không nên vì lý do này mà bỏ uống thuốc giữa chừng. Nếu tình trạng xuất huyết nhẹ kéo dài từ 5 ngày trở lên hoặc bạn bị chảy máu rất nhiều trong hơn 2 ngày, hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
2. Buồn nôn
Khi bắt đầu uống thuốc, chị em có thể cảm thấy buồn nôn nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng này thường tự biến mất trong một thời gian ngắn. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể uống thuốc kèm với thức ăn hoặc trước khi đi ngủ. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ nếu tình trạng này kéo dài hoặc cảm thấy buồn nôn nặng.
3. Đau vú
Thuốc tránh thai có thể khiến cho bầu ngực bị sưng và trở nên nhạy cảm
Thuốc tránh thai có thể khiến cho bầu ngực bị sưng và trở nên nhạy cảm. Tình trạng này có thể được cải thiện sau vài tuần. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của u vú, tốt nhất bạn nên đi khám để được tư vấn tốt nhất. Giảm caffeine, muối và mặc áo ngực rộng hơn cũng có thể giúp chị em thoát khỏi tình trạng này.
4. Nhức đầu
Nếu gặp tác dụng phụ này, bạn nên đi khám bác sỹ.
5. Tăng cân
Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng chưa không chứng minh được mối liên hệ giữa thuốc tránh thai và sự biến đổi trọng lượng nhưng một vài phụ nữ bị tích nước trong quá trình uống thuốc tránh thai, đặc biệt là ở bầu ngực và hông.
6. Thay đổi tâm trạng
Thuốc tránh thai có thể gây ra tình trạng trầm cảm
Một số phụ nữ gặp phải tình trạng trầm cảm hoặc tâm trạng thay đổi thất thường trong quá trình dùng thuốc tránh thai. Đối với những người có tiền sử trầm cảm, nên liên hệ với bác sỹ để được giúp đỡ.
7. Chậm kinh
Thỉnh thoảng bạn bị chậm kinh hoặc không có kinh dù đã sử dụng thuốc đúng cách. Một số yếu tố khác có thể gây ra tình trạng này như: Căng thẳng, bệnh tật, các bệnh lý tuyến giáp…
Nếu gặp phải tình trạng này, việc đầu tiên cần làm là thử thai, nếu không phải vì có em bé, bạn nên đi khám bác sỹ.
Nội tiết tố trong thuốc tránh thai có thể khiến phụ nữ giảm ham muốn tình dục
Các hormone estrogen và progesteron trong thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.
9. Thay đổi dịch tiết âm đạo
Thuốc tránh thai có thể gây ra một số thay đổi về dịch tiết âm đạo, điển hình là tăng tiết dịch, dẫn đến giảm khả năng bôi trơn âm đạo khi giao hợp. Điều này có thể gây nhiễm trùng, hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn.
Bình luận của bạn