Ai dễ ngộ độc khi dùng nhân sâm?

Không phải ai cũng nên dùng nhân sâm

Tại sao bạn nên uống trà nhân sâm?

Nhân sâm có gây ngộ độc?

Nhân sâm Tây Du Ký - hàng "độc" Tết Ất Mùi

Nhân sâm: Làm sao “ăn đúng - dùng hay”?

Chào bạn!

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm được coi là thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém... 

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp cũng được khuyến cáo thận trọng khi dùng sâm bởi vị thuốc này khiến huyết áp sẽ tăng lên nhanh chóng trước khi hạ xuống. Nếu huyết áp qua ngưỡng an toàn có thể gây ra các tai biến nguy hiểm. Trẻ em dưới 13 tuổi không nên dùng sâm bởi dưới tác dụng của sâm có thể khiến trẻ phát dục sớm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2 - 3gr/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 Đại tá, Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn -  Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị