Ai không được dùng thuốc kháng histamin chống dị ứng?

Tự ý dùng thuốc kháng histamin có thể để lại hậu quả nguy hiểm

5 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị dị ứng với các mùi thơm

Nhỏ không bị dị ứng thực phẩm, lớn lên bị dị ứng do đâu?

Điều trị mề đay: Hạn chế dùng thuốc kháng histamine

Uống nhiều thuốc kháng histamin cẩn thận mất trí nhớ

Chào bạn!

Khi thời tiết thay đổi, với bệnh nhân có cơ địa dị ứng thường khổ sở với các triệu chứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng... Do vậy họ thường tìm đến thuốc kháng histamin để mong được giảm các triệu chứng khó chịu nay. Thuốc kháng histamin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng loại thuốc này:

- Bệnh tăng nhãn áp: Người bệnh tăng nhãn áp không được dùng thuốc kháng histamin vì sẽ khiến bệnh nhân lên cơn tăng nhãn áp và có thể bị mù hẳn.

- Người bị bệnh tắc ruột hoặc hẹp môn vị: Người bệnh này không được sử dụng thuốc kháng histamin vì sẽ làm cho nhu động ruột chậm hơn, ruột càng giãn ra, tình trạng liệt ruột trở nên nghiêm trọng.

- Người bệnh đang lên cơn suyễn: Người bị lên cơn hen không nên sử dụng thuốc kháng histamin bởi thuốc có thể làm tắc nghẽn đường thở, khiến bệnh nhân tử vong.

Ngoài ra, thuốc kháng histamin nên thận trọng cho những người: Phẫu thuật đường ruột, đại tràng; Bệnh lý gan, thận; Hen suyễn hoặc COPD; Ho có đờm, ho do hút thuốc lá; Khí phế thũng hoặc viêm phế quản mạn tính; Bệnh tăng huyết áp, tim mạch hoặc mới gặp các tình trạng đau tim trong thời gian gần; Động kinh hoặc rối loạn co giật khác; Rối loạn đi tiểu; U uyến thượng thận; Cường giáp. Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng histamin.

Tất cả các thuốc kháng histamin đều có tác dụng phụ nên bạn phải dùng đúng liều lượng và thời gian, theo chỉ định của bác sỹ, không nên lạm dụng thuốc.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Dược sỹ Nguyễn Tấn Xuân Trang - Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ

Thùy Trang H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị