- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc
Ngăn ngừa cơn động kinh bằng âm nhạc!
Chăm sóc và phòng tai nạn cho trẻ động kinh
Cẩn thận với chứng động kinh khi mang thai
Điều trị các rối loạn tâm thần trên bệnh nhân động kinh
Diễn tiến của một cơn động kinh
Cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, ngay lập tức mất ý thức hoàn toàn.
Cơn động kinh điển hình thường trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn co cứng (kéo dài khoảng một phút): Co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, ở thân, ngực, hai tay co, hai chân duỗi. Hậu quả gây ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.
Giai đoạn co giật (kéo dài khoảng một vài phút): Giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.
Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: Sau giai đoạn co giật, người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở mạnh, tiểu không tự chủ. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mỏi mệt.
Sơ cứu bệnh nhân lên cơn động kinh
Để hạn chế tối đa các thương tổn do co giật gây ra, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để sơ cứu bệnh nhân:
- Đỡ bệnh nhân nằm xuống, cho đầu nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật.
- Hút đàm nhớt, lấy thức ăn trong miệng ra (nếu có). Phải luôn luôn chú ý giữ cho đường thở thông suốt.
- Nới rộng cổ áo, thắt lưng để bệnh nhân dễ thở hơn.
- Lót dưới đầu bệnh nhân chăn hay gối để giảm sang chấn khi co giật.
- Có thể dùng tay đè lên các khớp lớn như khớp gối để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.
- Kiểm tra việc hô hấp của bệnh nhân. Tránh tụ tập đông người, để môi trường chung quanh thông thoáng giúp bệnh nhân dễ thở.
- Trong lúc lên cơn nhẹ, người bệnh có thể đột ngột mất tiếng. Nếu xảy ra điều này hãy ở bên cạnh bệnh nhân, trấn an họ để họ trở lại bình thường.
- Cố gắng bảo vệ người bệnh đang trong cơn động kinh bằng cách dẹp bỏ các vật sắc nhọn hoặc nặng ra xa.
Không nên làm gì khi sơ cứu bệnh nhân động kinh?
- Không nhỏ chanh, cam thảo hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân hoặc cho bệnh nhân uống thuốc vì không những không cắt được cơn mà còn có nguy cơ làm tắt đường thở gây tử vong.
- Không tạt nước vào mặt bệnh nhân.
- Hạn chế cử động của bệnh nhân, nhét bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh…
- Trong cơn động kinh, bệnh nhân có thể bị nôn, do vậy, nên để bệnh nhân nằm nghiêng để có thể nôn một cách dễ dàng và không bị hít vào những chất đã nôn ra. Nên ở lại với bệnh nhân bị động kinh sau khi họ đã hồi phục từ 15 – 20 phút.
Khi nào cần gọi cấp cứu?
Thông thường, khi bệnh nhân lên cơn co giật thường thì không phải đến bệnh viện, tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị gọi cấp cứu khi:
- Người bệnh bị thương trong cơn co giật
- Cơn co giật kéo dài hơn 3 phút
- Nhiều cơn tái diễn trong một thời gian ngắn
- Người bệnh không tỉnh lại.
Để giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật, ngoài thuốc điều trị động kinh, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh, có tác dụng an thần, bảo vệ tế bào thần kinh và ức chế hưng phấn của hệ thần kinh trung ương.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn