Bổ sung acid caffeic thế nào để chống ung thư?

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa acid caffeic góp phần chống ung thư hiệu quả

Acid caffeic - "chìa khóa" chống ung thư trong tương lai

Tin vui: Uống cà phê giúp bệnh nhân HIV sống lâu hơn

Uống cà phê có thể giúp bạn tránh xa bệnh đái tháo đường, đột quỵ và Alzheimer

Cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong cho phụ nữ đái tháo đường

Là một phần của một nhóm các hóa chất được gọi là acid hydroxycinnamic, acid caffeic cũng thuộc nhóm polyphenol nên nó có tính chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ. Acid caffeic đã được chứng minh là có thể chống ung thư (đặc biệt là ung thư ruột già và ung thư vú) và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.

Các nghiên cứu đã xem xét bổ sung acid caffeic với liều lượng đa dạng và đôi khi trộn lẫn nó với các dưỡng chất thực vật khác có thể làm tăng hiệu lực của nó.

Vì các nhà nghiên cứu đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau đối với việc sử dụng acid caffeic nên hiện vẫn chưa rõ liệu một liều lượng cụ thể nào cần thiết để mang lại những lợi ích nhất định.

Acid caffeic có nhiều trong cà phê

Dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh liều acid caffeic liều cao gây hại cho cơ thể, tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng với bất kỳ hóa chất nào cũng chỉ nên sử dụng vừa phải.

Lựa chọn an toàn nhất là bạn nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu acid caffeic. Ngoài ra, mọi người có thể xem xét bổ sung acid caffeic từ các loại thực phẩm chức năng. Vì acid caffeic có trong rất nhiều thực phẩm, nên nếu bạn có một chế độ ăn đa dạng và lành mạnh hay không bị dị ứng thực phẩm đáng kể, thì bạn đều nhận được nhiều lợi ích từ loại dưỡng chất thực vật này.

Cà phê là nguồn chứa acid caffeic chủ yếu. Bên cạnh đó, phần lớn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật đều có chứa một lượng nhỏ acid caffeic.

Ngoài cà phê, một số thực phẩm khác giàu acid caffeic bao gồm: Bia ale (loại bia được sản xuất bằng lên men nổi), quả mọng, trái cây sấy, dầu từ hạt, xô thơm, xạ hương, kinh giới oregano, húng lủi, quế, hạt thì là Ba Tư (caraway), hạt nhục đậu khấu, hạt hướng dương, quả olive đen…

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các chất chống oxy hoá khi được áp dụng trực tiếp lên da có thể làm chậm lão hóa hoặc cải thiện tình trạng da. Nghiên cứu về tác động cụ thể của acid caffeic trên da hiện còn khá sơ khai và cần chứng minh hiệu quả một cách kỹ lưỡng hơn.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất