An toàn Thực phẩm: "Khối u" về truyền thông và y tế của Trung Quốc



Một nghiên cứu từ năm 2012 của tổ chức môi trường uy tín Greenpeace (Hòa bình Xanh) đã chỉ ra rằng 12 trong số 18 sản phẩm trà thảo dược của Trung Quốc mà họ đã mua ngẫu nhiên có dư lượng của ít nhất một loại thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng. Cũng trong một báo cáo khác của chính tổ chức này cũng phát hiện có khảng 36 mẫu sản phẩm thảo dược được nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng của ít nhất 3 loại thuốc trừ sâu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào hạng nguy hại cao cho sức khỏe con người.

Kết quả dư lượng thuốc trừ sâu trong trà và các sản phẩm thảo dược, cũng như việc sử dụng bất hợp pháp một số loại thuốc trừ sâu có độc tính cao ở gừng chỉ ra rằng Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi các loại phân bón và thuốc trừ sâu bị cấm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong khi mức độ ô nhiễm đất ở Trung Quốc vẫn còn là một “bí mật nhà nước” thì những biểu hiện của nó đã quá rõ ràng, chẳng hạn như phát hiện gần đây cho thấy gạo của nước này bị nhiễm cadmium – một kim loại nặng có độc tính cao. Sự ô nhiễm đã xảy ra ngay từ đầu chuỗi cung ứng thực phẩm, và những ảnh hưởng của nó sẽ tích lũy lâu dài trong đất, đồng nghĩa với việc dọn dẹp sẽ rất tốn kém và và mất nhiều thời gian, có khi đến hàng thập kỷ.

Thực tế, thời gian gần đây, người Trung Quốc đã ý thức sâu sắc về cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp thực phẩm trong nước. Theo tạp chí Xiaokang, an toàn thực phẩm đã được xếp hạng vấn đề an ninh đáng lo ngại nhất liên tiếp 4 năm liền trong một cuộc khảo sát thường niên ở Trung Quốc.

Trái ngược với nhận thức phổ biến ngày càng xấu đi của vấn đề an toàn thực phẩm, một số tầng lớp người dân Trung Quốc cho rằng vấn đề đã bị phóng đại.



Trong một bài phát biểu hôm 13/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, các vấn đề như thịt cừu giả và gừng độc hại chỉ là vấn đề “cục bộ địa phương và tính thời điểm”. Zhang Yong, Giám đốc Cục quản lý Dược và Thực phẩm Trung Quốc (CFDA), nói rằng tình hình an toàn thực phẩm của Trung Quốc về tổng thể đã “ổn định và tốt hơn”, và “không có rủi ro mang tính hệ thống lớn”.

Một số lãnh đạo các doanh nghiệp thực phẩm cũng tỏ ra dễ dãi chấp nhận các quan điểm này, như Chủ tịch Tập đoàn COFCO, một trong những nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất Trung Quốc, ghi nhận: “Tôi không nghĩ rằng vấn đề an toàn thực phẩm của Trung Quốc là nghiêm trọng. Vì trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những cải thiện về chất lượng và mức độ dinh dưỡng [của thực phẩm]”.

Một thống kê chính thức cho thấy, mức độ các sản phẩm vượt qua được đợt kiểm tra chất lượng thực phẩm là hơn 90% trong năm 2011, so với tỷ lệ dưới 60% của 15 năm trước đó.

Liệu có phải đã quá phóng đại vấn đề an toàn thực phẩm ở Trung Quốc?

Tại sao lại có một khoảng cách nhận thức giữa các chuyên gia và dân chúng nói chung? Một số quan chức chính phủ và các học giả cho rằng sự chênh lệch đó là do các nhà sản xuất thực phẩm biết nhiều về chất lượng và an toàn sản phẩm của mình hơn người tiêu dùng bình thường, cũng như là họ biết rõ điểm ranh giới đến các hậu quả nguy hiểm tiềm tang của việc vô tình tiêu thụ thực phẩm bẩn hơn dân chúng. Mặt khác, khi được thông tin về an toàn thực phẩm từ các phương tiện truyền thông, người tiêu dùng không có được “sự khách quan hợp lý”, một vụ bê bối an toàn thực phẩm bị cô lập có thể dễ dàng “phóng đại tình cảm” của họ.

Nhưng hướng suy luận này là sai lầm bởi vì nó ngụ ý rằng khoảng cách nhận thức tương tự cũng tồn tại ở các nước khác, cho rằng thông tin không đối xứng là vấn đề cố hữu trong sản xuất thực phẩm của bất kỳ quốc gia nào và quá trình tiếp thị sản phẩm đó.

Nó cũng không thể giải thích tại sao trong những năm gần đây, các trung tâm “cung cấp thực phẩm đặc biệt” đã được mở ra trên toàn Trung Quốc để cung cấp thực phẩm hữu cơ cho các quan chức chính phủ.

Nếu truyền thông “vô trách nhiệm” đã đóng góp đáng kể vào khoảng cách nhận thức về an toàn thực phẩm, thì đó là bởi vì sự thiếu minh bạch của chính phủ Trung Quốc và sự thiếu tin tưởng của người dân đối với chính quyền. Và cũng vì thế, việc đổ lỗi cho truyền thông thực chất là chuyển hướng sự chú ý từ nguyên nhân thực sự là thiếu năng lực quản lý sang “khoảng cách nhận thức”.

Bắc Kinh nên bắt đầu sửa chữa sai lầm này bằng cách minh bạch và trung thực các số liệu thống kê của chính phủ. Dân chúng cần được cung cấp các dữ liệu, các tiêu chuẩn mà chính phủ đã sử dụng để kiểm tra các sản phẩm thực phẩm, cách đối chiếu dữ liệu, thậm chí là các thủ tục lấy mẫu để kiểm tra khoa học.

Việc chính phủ đánh giá thấp sự công khai dữ liệu đã làm tăng mức độ của cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm ở Trung Quốc, ít nhất là từ ba lý do.



Trước hết, Trung Quốc không có năng lực quản lý thực hiện một cách có hệ thống, cách lấy mẫu ngẫu nhiên các sản phẩm thực phẩm. Điển hình là ngành công nghiệp sữa của nước này, trong một vụ bê bối, đã có khoảng 10 quản lý cấp quận bị buộc tội. Điều này có nghĩa là Trung Quốc phải dựa trên rất nhiều mẫu không ngẫu nhiên để tìm ra vấn đề an toàn thực phẩm.

Thứ hai, mức độ các sản phẩm vượt qua được các cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm là quá cao, vì các cơ quan chính phủ đã hoặc không bao gồm nhiều chất độc hại bị cấm hoặc cuộc kiểm tra được đặt ở ngưỡng an toàn thấp.

So với các quốc gia khác, Trung Quốc có ít tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hơn, và tiêu chuẩn cũng thường thấp hơn, trong đó, khoảng 1/4 các tiêu chuẩn an toàn đã không được cập nhật trong hơn 1 thập kỷ.

Tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc chỉ bao gồm 62 chất ô nhiễm hóa học, con số quá nhỏ so với 4.000 ở Mỹ và 10.000 tại Nhật Bản. Khoảng cách giữa các tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc đặc biệt lớn. Ví dụ, giới hạn tối đa dư lượng chất diethylstilbestrol (DES) của Trung Quốc là 0.25/kg, cao gấp 250 lần so với EU (0,001 mg / kg) .

Cuối cùng, mỗi cơ quan chính phủ chuyên ngành khác nhau ở Trung Quốc được giao phó xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm riêng. Vì thế, các kết quả giám sát chất lượng thường khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn với nhau. Không có gì đảm bảo rằng các cơ quan sẽ chịu trách nhiệm cho cùng một sản phẩm nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm nào đó.

doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin