Áp dụng kỹ thuật mới cho trẻ ung thư thận

Lần đầu tiên cả ekip đã cắt thành công toàn bộ khối u và thay đoạn tĩnh mạch chủ dưới bị tổn thương cho một bệnh nhi 5 tuổi bị ung thư thận (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân ung thư vòm mũi họng đang trẻ hóa

Taylor Swift thực hiện ước nguyện cuối cùng của bệnh nhi ung thư

Thay đổi ngoại sinh để phòng ngừa ung thư

Màu nước giải khát có thể gây ung thư

Những mẫu phụ nữ dễ bị ung thư vú

Bệnh nhi là cháu Hoàng Văn Trường được Bệnh viện Nhi Nghệ An chẩn đoán có khối u thận phải. Tháng 6/2012, cháu Trường được phẫu thuật cắt bỏ khối u và thận phải tại Bệnh viện Nhi Nghệ An. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy, khối u có độ ác tính thấp nên chưa cần điều trị hóa chất.

Sau mổ hơn một năm, cháu lại bị đau bụng và được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương vào tháng 3/2014. Tại đây, siêu âm và chụp CT phát hiện khối u đã tái phát tại chỗ và di căn đến tĩnh mạch chủ dưới. Sinh thiết u phát hiện cháu bị ung thư thận tái phát có độ ác tính cao, cần điều trị hóa chất. Sau điều trị hóa chất, kích thước khối u giảm rõ rệt.

Các bác sỹ xác định cơ hội khỏi bệnh vẫn còn nếu cháu bé được phẫu thuật cắt bỏ triệt để tổn thương (kể cả đoạn tĩnh mạch chủ dưới bị thâm nhiễm u) và kết hợp xạ trị sau mổ. Sau hội chẩn, các bác sỹ quyết định phẫu thuật bằng kỹ thuật mới: Cắt khối u và thay đoạn tĩnh mạch chủ dưới bị tổn thương.

Theo các bác sỹ, ung thư thận là loại ung thư nguyên phát, chiếm 5% các trường hợp ung thư ở trẻ em. Các bé trai mắc nhiều hơn các bé gái và thường gặp nhiều nhất lúc trẻ được 3 – 4 tuổi. Khoảng 1 - 2% trường hợp có tính chất gia đình (ở thể di truyền, bệnh xuất hiện sớm hơn). Thường kết hợp với nhiều dị tật bẩm sinh như: Dị tật tiết niệu (4,5%), tật không mống mắt (2%), phì đại nửa người (3%). Do đó, những trẻ có các dị tật trên cần được theo dõi cho tới 6 tuổi mới có thể yên tâm về nguy cơ ung thư thận.

U có thể phát triển từ trung tâm hoặc từ một cực thận, lớn rất nhanh, nhiều trường hợp chiếm phần lớn ổ bụng, có vỏ bọc rắn chắc, di căn nhiều và rất dễ tái phát sau mổ. Các dấu hiệu có khả năng trẻ bị ung thư thận: Có khối u ở bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa, toàn thân suy sụp nhanh, đôi khi kèm theo sốt. Đặt bàn tay vào hố thắt lưng sẽ có cảm giác như cả một khối to đè nặng lên bàn tay. Bên cạnh đó, trẻ bị ung thư thận sẽ có hiện tượng tiểu tiện ra máu, tăng huyết áp…

Trước thời điểm áp dụng kỹ thuật mới vào ca mổ, các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương xác định ca phẫu thuật của cháu Trường sẽ gặp nhiều khó khăn, rất ít trung tâm điều trị ung thư tại các nước đang phát triển làm được và bệnh nhi có thể tử vong trên bàn mổ. Vì vậy, Bệnh viện Nhi Trung ương đã mời TS. Dương Đức Hùng - Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch, Viện Tim quốc gia hỗ trợ kỹ thuật.

Ngày 9/2, TS. Hùng cùng các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật thành công cho cháu Trường. Hiện cháu đã được ra viện trong tình trạng sức khỏe ổn định và bệnh nhi vẫn tiếp tục được xạ trị theo phác đồ.

Để xác định bệnh chính xác, trẻ cần được làm các xét nghiệm như chụp thận không chuẩn bị, chụp thận thuốc (UIV), siêu âm, chụp cắt lớp, sinh thiết. Phần lớn các trường hợp ung thư thận một bên có kết quả điều trị khả quan nếu được chẩn đoán sớm.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin