Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai?

Dứa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu.

Bà bầu có nên ăn vừng?

Bà bầu ăn trứng gà tốt hơn nhiều trứng ngỗng

Bà bầu có nên ăn măng cụt?

Bà bầu ăn nhiều chất béo có thể gây hại tới sức khỏe thai nhi?

Chào bạn!

Dứa là một trong những thực phẩm có nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc uống quá nhiều nước dứa trong những tháng chưa đến ngày sinh em bé. Nguyên do là bởi dứa có chứa enzyme bromelain gây kích thích cổ tử cung, dẫn tới các cơn co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai. 

Trong những tháng đầu thai kì, mẹ bầu không nên ăn nhiều dứa, đặc biệt là dứa xanh. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn có thể gây ra tiêu chảy và ợ nóng, do dứa chứa nhiều acid gây ợ nóng. Mặc dù dứa chứa rất giàu vitamin C và có các enzym tiêu hóa tốt cho thai kì nhưng không phải mẹ bầu nào cũng có cơ địa tốt để hấp thụ tốt. Do vậy, các mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều loại quả này và hỏi bác sỹ về sức khỏe thai kì của mình để biết có nên ăn không.
Tuy nhiên, ăn dứa ở tháng cuối thai kì lại tốt cho việc chuyển dạ và sinh nở. Enzyme bromelain trong dứa sẽ giúp làm mềm cổ tử cung để chị em sinh dễ hơn. 
Bạn đã biết được những ưu và nhược điểm nếu ăn dứa trong thời gian thai kỳ thì nên thay đổi thói quen ăn dứa của mình. Từ tuần 38 trở đi, khi em bé đã sẵn sàng để ra ngoài thì bạn có thể ăn dứa nhiều hơn một chút để việc sinh nở được dễ dàng. Còn những tuần trước đó, bạn không nên ăn nhiều quá, tránh ảnh hưởng đến em bé nhé.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bác sỹ Nguyễn Thị Tân Sinh - Nguyên Phó Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị