- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Trứng gà hay trứng ngỗng tốt hơn cho bà bầu?
Trứng ngỗng là "thần dược" cho bà bầu?
Loại trứng nào tốt nhất cho sức khỏe?
Ăn trứng ngỗng khi mang thai có tốt không?
Hà Nội: Thu giữ 1.500 quả trứng ngỗng không có giấy kiểm dịch
Từ xưa đến nay, hầu như bà bầu nào cũng được người thân khuyên ăn trứng ngỗng để sau này em bé được khỏe mạnh và thông minh. Nhưng thực chất đó chỉ là lời truyền miệng trong dân gian không hề có cơ sở khoa học.
Hiện tại, trên thế giới cũng chưa có một công trình nghiên cứu hoặc một tài liệu nào ghi chép khi mang thai ăn trứng ngỗng sẽ sinh con khỏe mạnh, thông minh.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng lại kém xa trứng gà, không như nhiều người lầm tưởng.
Theo đó, trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP…
So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).
Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà).
Do đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ có thai nên tẩm bổ bằng trứng gà thay cho trứng ngỗng sẽ tốt hơn rất nhiều.
Vì vậy, thay vì “ảo tưởng” về trứng ngỗng, các phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, trong đó không thể bỏ qua thực phẩm trứng gà. Trong trứng gà thành phần các chất protein, lipid, glucid, các vitamin và chất khoáng có tỷ lệ hợp lý, giúp bồi dưỡng cơ thể rất tốt.
Bình luận của bạn