- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé
Chào bạn!
Đái tháo đường khi mang thai là hiện tượng gia tăng lượng đường huyết trong máu, dẫn tới xuất hiện đường trong nước tiểu. Nếu mẹ bị đái tháo đường khi mang thai thì trẻ và mẹ có thể gặp một số vấn đề sau: Em bé quá to làm tăng nguy cơ phải mổ lấy thai. Thai nhi của các bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Nếu sinh thường, khả năng tổn thương các cơ và dây chằng sàn chậu nhiều hơn, dễ dẫn đến sa tạng chậu hơn, vết cắt ở tầng sinh môn cũng dài hơn. Người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ dễ bi bệnh đái tháo đường hay thừa cân khi về sau.
Để hạn chế tác hại khi bị đái tháo đường thai kỳ bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Cần đặc biệt chú ý tới lượng carbohydrate đưa vào cơ thể ở mức độ cho phép. Carbohydrates được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: Sữa và sữa chua, trái cây và nước trái cây, gạo, các loại ngũ cốc, các loại bánh mì, bánh quy,… Chính vì thế cần tiêu thụ các thực phẩm trên ở mức độ vừa phải, đối với những thực phẩm chế biến sẵn như các loại bánh thì nên đọc hàm lượng carbohydrates ở ngoài bao bì để xác định lượng carbohydrates vừa đủ.
- Không nên ăn quá nhiều một lúc vì nó có thể làm lượng đường trong máu tăng lên nhiều. Trong thời gian mang thai tuyệt đối không được bỏ bữa vì sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu dinh dưỡng cân bằng của em bé. Thông thường lượng đường trong máu sẽ khó kiểm soát vào buổi sáng vì biến động của hormone. Những người bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn bữa sáng với tinh bột và protein sẽ là lựa chọn tốt nhất.
- Người bị đái tháo đường khi mang thai cần kiêng các loại thực phẩm và đồ uống có chứa loại đường đơn như: Nước ép trái cây đóng hộp, các loại trà hoa quả, nước có hương vị vì những thực phẩm này có thể khiến đường huyết tăng nhanh chóng.
- Ăn nhiều chất xơ: Rau, trái cây tươi, ngũ cốc,… các chất này sẽ phân hủy, cung cấp chất đường từ từ tránh đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn.
- Các chất béo không bão hòa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và làm giảm lượng cholesterol. Các thức ăn có chứa chất béo không bão hòa là: Dầu thực vật, dầu olive, quả hạch, bơ...
Ngoài các chế độ ăn uống hợp lý, thì thai phụ cần phải duy trì việc tập thể dục nhẹ nhàng để giữ trọng lượng cơ thể, thư giãn tinh thần, kiểm soát tốt đường huyết để luôn an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bạn sẽ phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sỹ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bác sỹ cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh - Phó khoa Sản, Bệnh viện Vinmec
Các bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ thường có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 khá cao. Do đó, phòng ngừa sớm các biến chứng đái tháo đường là lời khuyên mà các chuyên gia y tế dành cho bạn. Khi đã ngừng cho con bú, các bà mẹ đã mắc đái tháo đường thai kỳ nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe: Khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sỹ, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng như TPCN TĐCare.
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Bình luận của bạn