BS. Tuấn Như phân tích vị trí chiếc kèn nằm trong đường hô hấp của bệnh nhi
Vì sao bạn nên uống nước chanh ấm?
Bà bầu tăng cân chậm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
“Chuyện ấy” đem điều gì đến cho bạn?
Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng cỏ lúa mì
Những tai nạn đau lòng
Ngày 10/4, bé gái H.N.Q. (10 tháng tuổi, ngụ tại Hóc Môn, TPHCM) ở nhà với bố. Trong lúc người cha nằm ngủ trưa, cháu lân la chơi một mình. Khi tỉnh giấc, anh không thấy con trong phòng, vội đi tìm thì tá hỏa phát hiện bé đang nằm úp sấp mặt vào thau nước trong nhà tắm.
Vội bế con ra, người cha chết lặng khi cháu đã tím tái. Sau nỗ lực nhấn tim, thổi ngạt tình trạng tím tái của cháu không cải thiện nên gia đình chuyển bé đến Bệnh viện huyện cấp cứu. Gần 30 phút hồi sức tim phổi, các bác sĩ mới giúp bé có nhịp tim trở lại, tiến hành đặt nội khí quản bóp bóng hỗ trợ hô hấp, khẩn cấp chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1.
BS Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu cho hay, khi vào viện bé trong tình trạng tím tái, trụy mạch, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng kém do não thiếu ô xy rất nặng. Chúng tôi đã sử dụng thuốc vận mạch, cố gắng hồi sức với hy vọng kéo dài sự sống, phục hồi não cho bệnh nhi. Tuy nhiên, sau 2 ngày hồi sức tích cực, tình trạng chết não diễn tiến nặng, bé không qua được nguy kịch.
Không đến mức nguy kịch tính mạng như bệnh nhi trên, nhưng cậu bé Cao Ngọc B. (4 tuổi, ngụ tại Long An) đã phải sống trong tình trạng viêm đường hô hấp tái diễn suốt 8 tháng. Bố bệnh nhi là anh Cao Ngọc L. cho hay, cả hai vợ chồng đều đi làm xa nên gửi bé ở nhà cho bà nội chăm sóc. Khoảng tháng 8/2016, trong lúc ngậm chiếc kèn đồ chơi, cháu bị ho sặc, liên tục bị viêm phổi, viêm đường hô hấp, nhưng điều trị không thuyên giảm.
Mới đây, gia đình tá hỏa khi nghe tiếng kèn phát ra mỗi lần bé ho. Tại bệnh viện, qua chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ phát hiện dị vật là chiếc kèn nhỏ thường gắn trong các món đồ chơi đang nằm ở phế quản bên phổi phải của bệnh nhi. Các bác sĩ đã rất vất vả mới thành công với phương pháp nội soi gắp dị vật ra khỏi đường thở cho bé.
Không chỉ trẻ nhỏ, mà cả trẻ lớn cũng gặp phải những tai nạn rất nguy hiểm. Khoa Bỏng của bệnh viện hiện đang điều trị cho một trường hợp bỏng lửa xăng rất nặng. Nạn nhân là cậu bé Kim Th. (14 tuổi, ngụ tại Trà Vinh), trước khi tai nạn xảy ra, Kim Th. sang nhà em họ chơi thì thấy cậu em kém mình 1 tuổi đang hun khói bắt chuột nên đứng xem. Do rơm bị ẩm, không cháy, cậu em họ dùng xăng đổ vào đống rơm thì bất ngờ ngọn lửa bùng lên, tá hỏa, cậu bé vứt vội can xăng thì trúng người Kim Th. ngay lập tức, nạn nhân biến thành ngọn đuốc sống.
Làm gì để tránh nguy hiểm cho con trẻ?
Thống kê tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho thấy, gần như ngày nào cũng có trẻ phải nhập viện cấp cứu vì tai nạn với đủ các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các tai nạn chủ yếu thường gặp là tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc có thể là những vụ ngộ độc do uống phải hóa chất, dầu hôi đựng trong chai nước giải khát. Nguyên nhân khiến trẻ gặp tai nạn phần nhiều xuất phát từ sự lơ là, thiếu cảnh giác hoặc chủ quan, thiếu hiểu biết của người lớn.
Chỉ tính riêng tai nạn dị vật đường thở, BS Nguyễn Tuấn Như, Trưởng khoa Tai mũi họng cho biết, mỗi năm tại đây tiếp nhận trung bình từ 25 đến 30 trường hợp chủ yếu dưới 5 tuổi. Bệnh nhi thường bị hóc các loại hạt như: dưa hấu, bầu, bí, đậu phộng hoặc hóc những vật thể nhỏ từ các dụng cụ đồ chơi. Ở trẻ kỹ năng nhai nuốt chưa hoàn thiện, mặt khác trẻ hay ngậm đồ chơi hoặc trong lúc ăn, trẻ thường cười đùa khiến thức ăn sặc vào đường thở. Do đó, ngoài việc không nên cho trẻ ăn các loại hạt, phụ huynh cũng không nên cho trẻ chơi những món đồ nhỏ có thể bỏ vào miệng, mũi hoặc tai và bộ phận sinh dục.
Phụ huynh nên quan tâm, bảo vệ con em mình trước mọi tình huống nguy hiểm, đừng để phải ân hận
Riêng những tai nạn đuối nước, BS Tấn Phương cảnh báo, trường hợp tử vong đáng tiếc với bé gái 10 tháng tuổi (nêu trên) không phải ca đầu tiên mà đã có rất nhiều trẻ gặp phải tai nạn tương tự. Chính sự chủ quan của phụ huynh khi để các vật dụng chứa nước như xô, chậu trong nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, vô tình trở thành cái bẫy đối với trẻ. Mặt khác, tai nạn đuối nước ở trẻ khi đi tắm sông - suối - ao - hồ; tai nạn do té từ cây cao, bị ong chích; bỏng lửa, bỏng nước sôi... cũng rất phổ biến vào mùa nắng nóng đặc biệt là thời điểm trẻ nghỉ hè.
BS Tấn Phương khuyến cáo phụ huynh nên lưu tâm sắp xếp các vật dụng trong gia đình từ dụng cụ chứa nước đến dụng cụ nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ... để tránh gây tai nạn cho con trẻ, thường xuyên để mắt đến con em mình. Từng bước dạy cho trẻ kỹ năng sống để tránh những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
Mỗi phụ huynh cần tìm hiểu, học tập, trang bị cho mình những kiến thức sơ cấp cứu ban đầu đối với các tai nạn thường gặp. Những giải pháp đơn giản như nhấn tim, hà hơi thổi ngạt, vỗ lưng, ấn ngực... sẽ là “vũ khí” tận dụng thời gian vàng (3 đến 5 phút sau tai nạn) cứu con trẻ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” trước khi cần sự hỗ trợ chuyên môn sâu từ y bác sĩ.
Bình luận của bạn