Cúm A/H1N1 hoành
hành dữ dội
Nhập viện trong
tình trạng sốt cao, suy hô hấp, cụ ông Phạm Văn L. (71 tuổi) được người nhà chuyển đến bệnh viện Đa
khoa Lâm Đồng. Nhưng sau một tuần điều trị, bệnh nhân không thể qua được nguy kịch. Kết quả xét
nghiệm mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur, TPHCM ghi nhận bệnh nhân dương tính với cúm
A/H1N1.
Ca tử vong xảy
ra vào trung tuần tháng 8 nói trên chỉ là một trong số hơn 20.000 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 trên
cả nước theo thống kê sơ bộ của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y
tế).
Trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cứu sống
Ngày 30/8, trong cuộc họp sơ kết về công tác y tế diễn ra tại Viện Pasteur, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Kết quả giám sát trọng điểm cúm A/H1N1 từ đầu năm đến nay cho thấy, đại dịch cúm A/H1N1 có sự gia tăng. Tỷ lệ nhiễm virus trên trong các trường hợp mắc cúm chiếm 44%; tỷ lệ nhiễm trong các trường hợp viêm đường hô hấp cấp chiếm 52%; tỷ lệ nhiễm trong các trường hợp viêm phổi nặng chiếm 73%.
Theo nhận định của PGS.TS. Trần Đắc Phu, số trường hợp mắc cúm A/H1N1 trong năm 2013 gia tăng nhanh có thể do chu kỳ dịch bệnh và đặc tính của các virus cúm, chúng luôn thay đổi nhau và có tính mùa. Dự báo, từ nay đến cuối năm thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển, ngành y tế cùng người dân nên chủ động phòng bệnh.
Người dân không nên chủ quan với bệnh cúm gia cầm
Bên cạnh cúm A/H1N1 loại cúm đặc biệt nguy hiểm H5N1 cũng đang đe dọa sức khỏe cộng đồng. Hiện cả nước ghi nhận 2 trường hợp nhiễm cúm tại Đồng Tháp, Long An trong đó bệnh nhân ngụ tại Đồng Tháp đã tử vong. Nếu không triển khai các biện pháp ngăn chặn mầm bệnh tràn qua biên giới và kiểm soát bệnh dịch trong nước thì nguy cơ bùng phát H5N1 tại các ổ dịch trên đàn gia cầm thủy cầm và lây lan sang người sẽ khó lường.
Phòng bệnh lỏng lẻo, sốt xuất huyết tăng mạnh
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 20.565 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 14 ca tử vong. Kết quả giám sát bệnh sốt xuất huyết của Viện Pasteur trong tháng 7 tại khu vực phía Nam tiếp tục ghi nhận 2 trường hợp tử vong tại Vĩnh Long và Trà Vinh.
Số ca bệnh tại phía Nam đang tăng nhanh, nếu tháng 6 chỉ có 2.687 ca sốt xuất huyết thì hết tháng 7 có tới 3.441 người mắc bệnh. Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và An Giang. Đáng lưu ý, số người bị sốt xuất huyết nặng chiếm tới 6,51%.
Công tác phòng bệnh còn lỏng lẻo
Nhưng theo cảnh báo của Bộ Y tế, điểm nóng của sốt xuất huyết hiện đang rơi vào các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk. Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Khánh Hòa ngày 30/8 cho biết, trên địa bàn tỉnh đã có 4.797 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) với hơn 400 ổ dịch, 3 trường hợp đã tử vong. Địa phương có nhiều ca sốt xuất huyết nhất tỉnh là thành phố Nha Trang hơn 1.600 ca, thị xã Ninh Hòa trên 1.200 ca, huyện Diên Khánh hơn 650 ca. Thực tế trên khiến ngành y tế tỉnh phải căng mình đối phó với sốt xuất huyết.
Lý giải cho những diễn biến phức tạp của loại bệnh nói trên PGS.TS. Trần Đắc Phu cho rằng: "Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt đọng phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng. Mặt khác, một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo công tác phòng bệnh, việc phối hợp giữa dự phòng và điều trị còn lỏng lẻo khiến công tác phòng bệnh không kịp thời."
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn