Liệu có cách nào trì hoãn bệnh động mạch vành?

Nếu không được kiểm soát, bệnh động mạch vành có thể dẫn tới suy tim

Người đã thay van tim cần lưu ý gì trong sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe?

Chuyên gia chia sẻ cách phòng và điều trị hẹp, hở van tim

Người bệnh sa van 2 lá nên bổ sung những dưỡng chất này

Bị hở van tim, dùng thuốc không hiệu quả có cần phẫu thuật không?

Bác sỹ Thomas Lee (người Mỹ) trả lời trên chuyên mục Harvard Heart Letter của Health.harvard.edu:

Chào bạn!

Trên thực tế, vẫn chưa có cách nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, nếu quyết tâm thực hiện một số thay đổi lối sống, bạn có thể trì hoãn phần nào những tác động của bệnh động mạch vành.

Khi mắc bệnh động mạch vành, các mảng bám (hay chính là cholesterol) sẽ tích tụ bên trong lòng động mạch, con đường vận chuyển máu tới nuôi dưỡng trái tim. Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch.

Một nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khám nghiệm tử thi những người đã sống sót qua nạn đói kéo dài trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai cho thấy: Bệnh động mạch vành có thể được trì hoãn.

Các nhà khoa học cho rằng bệnh động mạch vành có thể được trì hoãn

Các nhà khoa học cho rằng, ban đầu, động mạch vành của những đối tượng nghiên cứu đều ít hoặc không bị xơ vữa. Tuy nhiên, sau khi kết thúc chiến tranh và nền kinh tế được phục hồi, chế độ ăn uống của họ cũng dần “được cải thiện” hơn.

Điều này khiến tình trạng xơ vữa động mạch bắt đầu xuất hiện trở lại. Các nhà khoa học cho rằng, những phát hiện này chính là bằng chứng cho thấy những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành.

Sự phát triển của nhóm thuốc statin (nhóm thuốc chuyên dùng để điều trị rối loạn mỡ máu) cũng là một yếu tố giúp tăng cơ hội trì hoãn bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về việc giảm cholesterol bằng nhóm thuốc statin vẫn cho thấy những kết quả khác nhau. Theo đó, tình trạng xơ vữa động mạch có thể giảm ở một số đoạn động mạch, nhưng lại tiếp tục phát triển ở đoạn động mạch khác.

Dù thuốc statin không thể làm giảm hoàn toàn các mảng bám, các nhà khoa học vẫn khẳng định chúng có thể làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ cho người bệnh động mạch vành.

Nhóm thuốc statin có thể làm giảm lượng chất béo trong mảng bám, giúp giữ lớp phủ bề mặt mảng bám ổn định và làm giảm tình trạng viêm. Trên thực tế, những mảng bám khô hơn, cứng hơn và nhiều lớp xơ hơn ít có nguy cơ bị vỡ và gây ra cơn đau tim, đột quỵ.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để dùng kết hợp nhóm thuốc statin với thuốc Aspirin liều thấp để kiểm soát bệnh động mạch vành tốt hơn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành và có thể làm co hẹp mảng bảm. Tuy nhiên bạn nên xác định mảng xơ vữa có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Nếu muốn làm sạch động mạch, chống lại bệnh động mạch vành, bạn có thể tham khảo thực hiện theo lời khuyên sau của TS. Dean Ornish (người Mỹ). Theo đó, ông khuyến cáo người bệnh động mạch vành nên có “chế độ ăn kiêng trì hoãn” (chủ yếu là ăn chay, ăn ít hơn 5mg cholesterol/ngày và cung cấp không quá 10% lượng calorie cơ thể cần hàng ngày từ chất béo), tập thể dục hàng ngày, kiểm soát căng thẳng…

Một nghiên cứu nhỏ trên 48 tình nguyện viên cho thấy, những người thực hiện theo lời khuyên của TS. Dean Ornish đã có thể khiến mảng bám thu nhỏ lại phần nào, ngược lại với tình trạng mảng bám có xu hướng gia tăng ở những người trong nhóm đối chiếu.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi H+ (Theo Health.harvard)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe trái tim, giảm đau thắt ngực, đau tim, khó thở. sản phẩm phù hợp cho người mắc bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị