Chuyên gia chia sẻ cách phòng và điều trị hẹp, hở van tim

Hẹp, hở van tim có thể gây khó thở, mệt mỏi, hồi hộp… cho người bệnh

Bị hở van tim, dùng thuốc không hiệu quả có cần phẫu thuật không?

Giữ vệ sinh răng miệng thế nào để phòng ngừa bệnh suy tim?

Stent là gì và khi nào người bệnh mạch vành phải đặt stent?

Tại sao bạn nên cảnh giác với bệnh động mạch vành?

Trong chương trình tư vấn "Hở, hẹp van tim - Phòng và trị như thế nào?" của Kênh thông tin tư vấn sức khỏe Alobacsi phối hợp cùng nhãn hàng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang diễn ra ngày 14/11 vừa qua, bác sỹ Đỗ Văn Bửu Đan - Trưởng khoa Điện sinh lý tim Bệnh viện Tim Tâm Đức đã chia sẻ nhiều về các bệnh van tim:

Bệnh van tim là gì, bệnh bao gồm những dạng nào? Tỷ lệ mắc bệnh van tim hiện nay tăng hay giảm so với trước đây?

Bệnh van tim là bệnh tổn thương những van trong trái tim. Thông thường tim có 4 van, bên trái có van 2 lá và van động mạch chủ, bên phải có van 3 lá và van động mạch phổi. Tuy nhiên, hai van tim thường bị tổn thương nhiều nhất là van 2 lá và van động mạch chủ.

Nguyên nhân gây tổn thương van tim phân làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Bệnh tim bẩm sinh, có những trẻ sinh ra đã bị những tổn thương van tim bẩm sinh.

- Nhóm 2: Tổn thương van tim xảy ra sau khi mắc bệnh thấp tim. Đây là nhóm bệnh thường gặp nhất ở các nước đang phát triển và đặc biệt là ở Việt Nam. Trước đây, tỷ lệ người bị tổn thương van tim do nhóm này rất cao. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của ngành y tế, chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tỷ lệ này đã giảm đáng kể.

- Nhóm 3: Tổn thương van tim do những bệnh lý như thiếu máu cơ tim cục bộ. Nhóm bệnh này càng ngày càng nhiều, đặc biệt là ở những người lớn tuổi có bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường.

Bác sỹ Đỗ Văn Bửu Đan chia sẻ về những nguyên nhân gây tổn thương van tim (Ảnh: Alobacsi.com)

Hiện tỷ lệ bệnh lý van tim gần như không thay đổi qua nhiều năm, chỉ thay đổi ở thành phần mắc bệnh. Nếu trước đây hay gặp trường hợp tổn thương van tim sau bệnh thấp tim thì ngày nay có xu hướng chuyển sang bệnh van tim do thiếu máu cơ tim cục bộ. Riêng nhóm bệnh van tim bẩm sinh vẫn chiếm tỷ lệ gần như ổn định, không thay đổi nhiều theo năm tháng.

Trong số các van tim thì van nào hay bị hẹp, hở nhất? Van nào hẹp, hở thì nguy hiểm hơn, dễ tiến triển thành các biến chứng nặng nề, khó điều trị?

Tình trạng tổn thương van tim thường xảy ra với những van tim bên trái. Do đó, các vấn đề như hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch chủ cũng thường gặp hơn so với hẹp, hở van 3 lá, hẹp, hở van động mạch phổi. Tuy nhiên, cũng tùy từng trường hợp mà nguy cơ biến chứng, mức độ nguy hiểm có thể khác nhau.

Về nguyên tắc, nhiệm vụ của van tim như một cánh cửa đóng, mở để dòng máu đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Khi đóng lại thì phải đóng thật kín để dòng máu không dội ngược lại. Do đó, nếu van tim hẹp nhẹ thì người bệnh ít gặp triệu chứng, thậm chí không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi van tim bị hẹp, hở nặng thì có thể gây triệu chứng, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Nguyên nhân gây hẹp, hở van tim thường gặp là gì? Có sự khác biệt về nguyên nhân hẹp, hở mỗi loại van tim không?

Thiếu máu cơ tim cục bộ có thể là nguyên nhân gây hẹp, hở van tim

Với người Việt Nam, nguyên nhân chính gây hẹp, hở van tim vẫn là do mắc bệnh thấp tim. Điều này có nghĩa khi còn nhỏ, người bệnh đã có tiền căn thấp tim, sau đó chuyển sang tổn thương van tim. Khi lớn lên, bệnh có thể tiến triển và làm tổn thương các van tim.

Cách phòng ngừa là chăm sóc sức khỏe răng miệng đầy đủ cho trẻ nhỏ. Khi có tình trạng thấp tim, người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng do thấp tim gây ra.

Có sự khác biệt về nguyên nhân hẹp, hở mỗi loại van tim. Chẳng hạn như van 2 lá và van động mạch chủ hay gặp tình trạng hẹp ở vành tim; Hẹp van động mạch phổi thường là do bẩm sinh; Hở van 3 lá có thể do bẩm sinh hoặc xảy ra sau khi bị thấp tim.

Hẹp van tim, hở van tim có triệu chứng nhận biết không? Mỗi loại hở van tim có triệu chứng đặc trưng gì?

Triệu chứng hẹp, hở van tim rất đa dạng. Thứ nhất, tùy thuộc vào vị trí van tim bị hẹp hoặc hở. Thứ hai, tùy thuộc vào mức độ mà có những triệu chứng như: Mệt mỏi khi gắng sức, khó thở khi gắng sức, khó thở về đêm, ho khi nằm xuống. Trong trường hợp hẹp van tim nặng, người bệnh có thể bị phù phổi, suy hô hấp phải đi cấp cứu.


Dựa trên tiêu chí gì để phân loại bệnh hẹp, hở van tim?

Hở van tim được được phân loại thành độ 1, độ 2, độ 3, độ 4. Độ 1 là hở van tim rất nhẹ, không gây hậu quả nghiêm trọng. Hở độ 2 là mức độ trung bình. Hở độ 3, độ 4 là hở nặng và cần phải điều trị.

Hẹp van tim được chia theo mức độ nhẹ, trung bình, nặng. Hẹp van tim nhẹ dù ít triệu chứng nhưng vẫn được coi là tình trạng bệnh lý. Hẹp van tim trung bình và nặng sẽ bắt đầu phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh hẹp, hở van tim dẫn đến biến chứng gì? Biến chứng nào là nặng nhất?

Ở đây có thể chia ra thành hai trường hợp. Nếu chỉ bị hở nhẹ, ví dụ như hở van 2 lá 1/4, người bệnh không cần phải lo lắng vì trường hợp này chưa cần dùng thuốc điều trị.

Trong trường hợp hẹp, hở van tim đã ở mức độ bệnh lý theo đánh giá của bác sỹ, người bệnh cần được theo dõi và điều trị thường xuyên. Nếu không kiểm soát bệnh tốt, bệnh có thể tiến triển nhanh từ mức độ trung bình tới nặng. Nếu nặng hơn nữa, khi đã bị suy tim nặng thì việc phẫu thuật cũng không đem lại lợi ích cho người bệnh.

Người bị hở van 2 lá 1/4 không cần quá lo lắng vì chưa cần dùng thuốc

Hẹp, hở van tim được điều trị bằng những phương pháp nào? Có thể chữa khỏi hẳn bệnh không?

Bước điều trị đầu tiên là nhắm vào điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp bệnh lý tim bẩm sinh thì không thay đổi gì được. Nhưng trong trường hợp hở van tim do thiếu máu cơ tim cục bộ, việc điều trị có thể bao gồm tái lưu thông mạch vành, giúp cải thiện chức năng của van tim và khắc phục hở van tim.

Trong trường hợp không thể giải quyết nguyên nhân, các bác sỹ sẽ nhắm mục tiêu giải quyết hậu quả. Việc điều trị bao gồm hai phương pháp chính. Thứ nhất là dùng thuốc để kiểm soát bệnh, giảm khó thở, suy tim. Thứ hai là phẫu thuật sửa chữa van tim khi dùng thuốc không còn hiệu quả.

Với những trường hợp van tim hẹp, hở nặng, các bác sỹ có thể sửa chữa, thậm chí thay van tim. Tuy nhiên, van tim tự nhiên vẫn là tốt nhất. Do đó, các bác sỹ vẫn khuyến khích người bệnh duy trì điều trị bảo tồn khi chưa cần thay van tim.

Thay van tim chỉ nên thực hiện khi không còn lựa chọn điều trị nào khác

Chi phí thay van tim là bao nhiêu? Kỹ thuật điều trị các bệnh van tim ở Việt Nam so với các nước khác trên thế giới như thế nào?

Nhìn chung, chi phí phẫu thuật van tim ở Việt Nam có thể dao động từ 150 - 200 triệu đồng, tùy thuộc vào trung tâm thực hiện phẫu thuật. Chi phí này đã bao gồm phí phẫu thuật, thuốc men trước và sau mổ.

Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật tại Việt Nam được đánh giá rẻ hơn nhiều so với nước ngoài. Chi phí phẫu thuật ở nước ta phần lớn nằm ở tiền trang thiết bị, vật tư, vật liệu tiêu hao trong phẫu thuật. Trong khi đó, chi phí phẫu thuật ở nước ngoài phần lớn là trả công cho phẫu thuật viên.

Tuổi tác, giới tính, bệnh lý nền (như tăng huyết áp, đái tháo đường…) có tác động thế nào tới van tim? Chúng có phải nguyên nhân gây hẹp, hở van tim không?

Các yếu tố như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi cao, béo phì, cholesterol máu cao… có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ, từ đó dẫn tới hở van tim.

Thiếu máu cơ tim cục bộ là tình trạng những mạch máu nuôi tim bị hẹp (hẹp mạch vành), xơ vữa mạch máu. Điều này có thể gây thiếu máu tới nuôi các bộ  phận tham gia vào quá trình đóng, mở van tim như lá van, dây chằng tim, trụ cơ thành tim...

Người mắc các bệnh van tim nên lưu ý gì trong chế độ sinh hoạt, ăn uống? Người bệnh có cần kiêng thực phẩm nào hay không?

Để có trái tim khỏe mạnh, người bệnh van tim nên có chế độ tập luyện, ăn uống hợp lý. Bạn nên tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút. Nếu có thể tập luyện hàng ngày thì còn tốt hơn.

Người bệnh van tim cũng nên tránh chế độ sinh hoạt và làm việc quá căng thẳng, thức khuya, dùng nhiều smartphone, máy vi tính… Những điều này đều có thể gây căng thẳng, đặc biệt là cho trái tim.

Bên cạnh việc tập luyện thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Người bệnh van tim cần chú ý có chế độ ăn giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol trong máu. Đặc biệt, người bệnh hẹp, hở van tim mức độ trung bình và nặng cần chú ý tránh ăn mặn. Ăn quá mặn có thể gây giữ muối, giữ nước trong cơ thể và khiến tim phải làm việc nhiều hơn, nhanh bị suy yếu hơn.

Vi Bùi (Ghi)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang là sự kết hợp hoàn hảo giữa L - Carnitine, Magne, Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto phù hợp cho người bệnh hẹp, hở van tim, suy tim, bệnh mạch vành… Sản phẩm mang lại hiệu quả vượt trội giúp hỗ trợ giảm khó thở, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện