Bệnh nhân hồi phục đáng kinh ngạc sau ca ghép tim nhân tạo

Quả tim nhân tạo được ghép cho bệnh nhân 69 tuổi

BV Trung ương Huế được đưa vào bản đồ ghép tim thế giới

Ghép tim nhân tạo thành công cho trẻ vị thành niên

Bệnh nhân ghép tim nhân tạo đầu tiên trên thế giới đã chết

Lần đầu tiên ghép tim nhân tạo thành công ở Việt Nam

Bệnh nhân 69 tuổi này đã trong tình trạng nguy kịch do bệnh tim khi được ghép tim đúng tám tháng trước ở Nantes, miền Tây nước Pháp.

Ca ghép nằm trong một thử nghiệm chủ chốt cho thiết bị tim nhân tạo đang được nói tới rất nhiều của Công ty Carmat (Pháp) và bệnh nhân được ghép đầu tiên, ông Claude Dany – 76 tuổi, đã qua đời tháng Ba năm ngoái, 10 tuần sau ca mổ.

Tuy nhiên, bệnh nhân thứ hai có tiến triển tốt hơn nhiều. Bệnh nhân đã được ra viện hồi đầu năm, và trong buổi phỏng vấn đầu tiên ngày hôm qua (5/4/2015) ông cho biết “đã hồi phục” và trở lại cuộc sống bình thường. “Tôi đi bộ, đứng lên và cúi người 10 đến 15 lần mỗi ngày mà không bị bất kỳ vấn đề gì. Tôi giữ cân bằng. Tôi không gặp phiền phức gì. Thậm chí tôi còn không nghĩ về nó”, bệnh nhân cho biết.

Tim nhân tạo sử dụng “vật liệu sinh học” mềm nhằm giảm nguy cơ huyết khối và sự đào thải của hệ miễn dịch. Thiết bị được cấp điện từ bộ pin lithi đeo trên người.

Bệnh nhân cho biết điều quan trọng nhất là không quên sạc pin.

"Tôi lập một bảng ghi để đánh dấu giờ và lần thay pin để đảm bảo chúng có thời gian dài nhất có thể. Không có gì là phức tạp cả", ông nói, "sống đến 100 tuổi, nếu tôi có thể, tại sao lại không chứ?"

GS. Daniel Duveau, người đã mổ cho bệnh nhân này, cho biết điều ngạc nhiên lớn với ông là bệnh nhân thậm chí còn đạp xe ra ngoài.

"Trong chương trình phục hồi chức năng, chúng tôi đã đề ra cho bệnh nhân một số hoạt động thể lực như đạp xe đạp tập, và lần trước chúng tôi gặp nhau, ông ấy bảo “tất nhiên, tôi có một chiếc xe đạp, xe đạp bình thường ấy, và tôi đã đạp xe ra ngoài… nhưng đừng lo, tôi luôn tránh những chỗ dốc cao".

GS Duveau nói thêm rằng bệnh nhân, một võ sỹ Judo đai đen, cũng muốn tập võ trở lại, mặc dù các bác sỹ yêu cầu phải có sự cho phép của họ trước khi làm vậy.

Theo đại diện của Công ty Carmat, hiện có gần 100.000 người ở châu Âu và Mỹ đang cần ghép tim. Công ty dự kiến sẽ tiến hành giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm về tính khả thi trên 4 bệnh nhân giai đoạn cuối.

Giai đoạn hai sẽ gồm khoảng 20 bệnh nhân được ghép tim nhân tạo.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn